Ván gỗ được sử dụng ở nhiều công trình khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng cũng như giá trị thẩm mỹ cho không gian sống. Vậy gỗ ván là gì? Nó có đặc điểm, phân loại và ứng dụng như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết liên quan đến chủ đề này. Mời bạn tham khảo.
Ván gỗ là gì?
Ván gỗ hay còn được gọi là gỗ dán, ván ép, là vật liệu được làm từ gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1mm rồi được ép lên bề mặt gỗ công nghiệp khác. Dưới sự tham gia của các chất kết dính, chịu nhiệt độ và áp suất cao nên bề mặt gỗ tự nhiên được ép chặt lại với nhau.
Gỗ làm ván ép thường là gỗ lá rộng như gỗ dẻ xao, trâm tía, lim xanh, kháo,… với độ dày gỗ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau, từ 3mm, 5mm, 6mm, 8mm đến 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm…
Ván ép được phát minh vào thế kỷ XIX bởi Immanuel Nobel – cha đẻ của Alfred Nobel. Ông đã nhận ra rằng khi liên kết các lớp gỗ mỏng tự nhiên với nhau sẽ tạo ra vật liệu mới có độ bền đáng kinh ngạc.
Gỗ dán có độ bền, độ sáng, độ cứng, chịu lực tốt nhờ sự gắn kết của các lớp bề mặt. Độ dày của ván ép khá đa dạng, tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. Các tấm mỏng 30mm có kích thước phổ biến là 1.220mm x 2.440mm.
Quy trình sản xuất ván ép
Để tạo ra thành phẩm ván ép, người ta thực hiện theo quy trình sản xuất sau:
Bước 1: Bóc vỏ cắt theo kích cỡ quy định
Gỗ được bóc vỏ nhằm đảm bảo tính đồng đều cới độ mịn của gỗ lạng. Gỗ tiếp tục được bóc ra thành những lớp gỗ mỏng bằng máy bóc chuyên dụng.
Từ khúc gỗ tròn được cắt theo các kích cỡ quy định. Cả tấm gỗ được cắt thành kích thước 8 feet x 2 feet, còn đối với lớp lõi cắt theo kích thước 4 feet x 2 feet.
Bước 2: Chuyển qua hệ thống sấy
Gỗ lạng sẽ được chuyển qua hệ thống sấy nhằm kiểm soát nhiệt độ khi sấy khô. Lớp gỗ dán sẽ được bảo quản trong vòng 24 giờ để giữ lại độ ẩm từ 6% đến 8%.
Bước 3: Lắp ráp và phun keo dán
Gỗ được chuyển tới dây chuyền lắp ráp và phun keo dán gỗ. Để keo phenol formaldehyde được thấm thấu tốt hơn và ván gỗ cứng hơn thì gỗ sẽ được ép sơ bộ dưới áp suất cố định, trong thời gian nhất định. Sau đó, ván sẽ được đưa tới dây chuyền ép nóng và ép dưới nhiệt độ và áp suất được kiểm soát.
Bước 4: Cắt thô gỗ
Tấm ván được cắt thành hình chữ nhật và xử lý bằng máy chà để bề mặt mịn và đồng đều.
Bước 5: Phun keo ván
Tấm ván mỏng được đưa đến dây chuyền phun keo nhằm dán lớp bề mặt lên trên. Sau đó, ván được ép thêm 4 lần nữa.
Bước 6: Chuyển qua máy chà kiểm tra chất lượng
Ván được đưa tới công đoạn cắt và chuyển qua máy chà để kiểm tra chất lượng lần cuối.
Ưu & nhược điểm của ván gỗ
Bên cạnh rất nhiều chất liệu gỗ hiện nay thì gỗ dán được nhà sản xuất và người tiêu dùng lựa chọn trong thiết kế nội thất.
Ưu điểm
- Không bị mối mọt, cong vênh, nứt gãy hay co ngót dưới tác động thay đổi của thời tiết.
- Chịu xước và va đập tốt
- Bề mặt phẳng và chịu nước cực tốt vì được phủ phim.
- Độ bền không thua kém gì so với gỗ tự nhiên nguyên khối nếu gia công tốt.
- Gỗ có độ cứng tốt nhờ lớp keo được sử dụng để ép các lớp gỗ tự nhiên chồng lên nhau.
- Đa dạng mẫu mã
- Màu sắc phong phú và bền màu lâu
- Gỗ có độ sáng tốt nhờ các lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chồng lên nhau tạo nên độ sáng không thua kém gì gỗ tự nhiên
- Là nguyên liệu thay thế cho gỗ tự nhiên đang dần bị suy kiệt.
- Giá thành rẻ hơn đến 20% – 30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
Nhược điểm
Mỗi chất liệu đều sở hữu đồng thời ưu điểm và nhược điểm. Đối với ván ép còn tồn tại những hạn chế như:
- Màu sắc không đồng đều do được ghép từ những tấm gỗ khác nhau.
- Đường vân không được đánh giá cao.
Tuy nhiên, chung quy lại, với những gia đình, cá nhân có điều kiện kinh tế vừa phải thì sử dụng nội thất bằng ván gỗ được xem là quyết định sáng suốt và hợp lý. Thiết kế mang dáng vẻ của gỗ tự nhiên nhưng có giá thành rẻ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Sản phẩm có khả năng chống nước, chịu trầy xước và va đập tốt nên có thời gian sử dụng lâu dài.
Phân loại gỗ dán
Hiện nay, ván ép được chia thành nhiều loại chính như sau:
Ván công nghiệp veneer
Ván công nghiệp veneer được lạng từ gỗ tự nhiên có độ dày cực mỏng, từ 0.3mm đến 0.6mm và phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp. Chất liệu được đánh giá có khả năng thay thế gỗ tự nhiên, với khả năng chống mối mọt tốt và giá thành hợp lý.
Bề mặt gỗ sáng, có thể ghép trang trí vân mà vẫn giữ được nét tự nhiên của gỗ. Chúng được dùng trong nội thất văn phòng, nhà ở với các sản phẩm phổ biến như cửa gỗ, tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi…
Ván công nghiệp MFC
Bề mặt bên ngoài của ván ép được phủ MFC – melamine. Chất liệu có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và đa dạng về chủng loại. Màu sắc của dòng ván này khá đa dạng, có khoảng 80 sắc màu, từ đen, trắng, xám cho đến các màu vân gỗ nên MFC có tính ứng dụng cực kỳ rộng rãi.
Giá thành của MFC rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác, so với gỗ MDF chúng rẻ hơn đến 60%. Chính màu sắc đều và phong phú mà hơn 80% đồ nội thất trong gia đình và văn phòng đều sử dụng chất liệu này.
Khi sử dụng sản phẩm, khách hàng yên tâm về khả năng chống trầy xước, thấm nước và va đập tốt. Đặc biệt, khả năng chống mối mọt, vi khuẩn, hóa chất tốt và rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng được đánh giá cao.
Gỗ MFC còn có khả năng chịu nhiệt tốt và dễ dàng lau chùi. Nội thất làm từ gỗ MFC được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng.
Ván công nghiệp MDF
Ván gỗ MDF được làm từ cốt gỗ của các loại gỗ vụn, cành cây, nhánh cây. Sau khi được đưa vào máy nghiền nát thành bột và sử dụng máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại gỗ MDF như sau:
- MDF sản xuất nội thất.
- MDF chịu nước ứng dụng vào trang trí ngoại thất, nơi ẩm ướt.
- MDF mặt trơn có thể sơn ngay, không cần chà nhám nhiều.
- MDF mặt không trơn dùng để tiếp tục dán ván lạng veneer.
Nhờ khả năng bám sơn cao mà gỗ MDF thường sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc. Trang trí trong phòng trẻ em, showroom thường lựa chọn chất liệu này.
>> Những điều càn biết về kiêng kỵ phòng ngủ trẻ em và người già
Ngoài ra, vật liệu còn khá đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng uốn, cong theo ý muốn của nhà sản xuất tạo nên các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển. Gỗ MDF dễ gia công, với khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và giá thành rẻ.
Ván công nghiệp HDF
Có quy trình sản xuất phức tạp nên ván ép HDF có độ bền cứng tốt và chống mối mọt hoàn hảo. Bột gỗ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1.000 độ C đến 2.000 độ C. Công nghệ hiện đại hóa hoàn toàn giúp gỗ xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Sau khi trộn các chất phụ gia, gỗ được ép dưới áp suất cao, 850-870 kg/cm2, để hình thành các tấm ván ép có kích thước 2.000mm x 2.400mm, độ dày 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Gỗ HDF được ứng dụng trong nội thất nhờ các ưu điểm:
- Khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt
- Gỗ khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong vênh so với gỗ tự nhiên nhờ quá trình sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt.
- Màu sắc gỗ đa dạng, với hơn 40 sắc màu và dễ dàng chuyển màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Bề mặt ván gỗ nhẵn bóng và đồng đều.
- Khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn.
- Gỗ cứng, chắc
>> Gỗ HDF và MDF: Gỗ công nghiệp nào nên sử dụng?
Ứng dụng của gỗ dán trong thực tế
Hiện nay, bạn dễ dàng bắt gặp các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dán ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Dòng ván ép gỗ mềm
Ván ép gỗ mềm được cấu tạo từ các loại gỗ mềm như gỗ thông, tuyết tùng, cao su, linh sam, gõ đỏ, vân sam… được sử dụng cho mục đích xây dựng và công nghiệp.
>> Những sự thật về gỗ gõ đỏ và ứng dụng trong thiết kế nội thất
Dòng ván ép gỗ cứng
Ván ép gỗ cứng được cấu tạo từ các loại gỗ cứng như sồi, phong, óc chó, gụ, bạch dương, tre, tần bì, anh đào… Nhờ khả năng chống va đập tốt nên chất liệu chịu lực tốt. Nó được dùng để sản xuất nội thất trang trí.trong cửa hàng, showroom trưng bày.
>> Bí mật của gỗ óc chó cùng những ứng dụng tuyệt vời của chất liệu này
Dòng ván ép nhiệt đới
Ván ép nhiệt đới được ưa chuộng cho mục đích xây dựng ở nhiều khu vực nhờ chi phí thấp. Chất liệu này được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Dubai với tiêu chuẩn sản xuất cao.
Dòng ván ép máy bay
Ván ép máy bay được làm từ gỗ gụ, bạch dương dùng để chế tạo tàu lượn, thân máy bay. Nhờ sử dụng chất kết dính với khả năng chống nóng và ẩm cao nên chúng có độ cứng tốt. Nó được sử dụng cho nhiều máy bay chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ II.
Dòng ván ép linh hoạt
Ván ép linh hoạt được dùng để làm các bộ phận cong, chế tạo đồ nội thất, trang trí. Nó có tính linh hoạt cao bởi tính ứng dụng đa dạng trong sản xuất nội thất gia đình, văn phòng…
Dòng ván ép khác
Các loại ván ép khác được dùng để sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác như:
- Dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu nhờ khả năng chống mốc, chống nước tốt.
- Các sản phẩm ngoại thất chống mối mọt, chống nước tốt ở ngoài trời.
- Thi công sàn gỗ công nghiệp
- Làm ván lót sàn trang trí
- Sản xuất kệ sách, kệ gỗ trang trí
- Tạo thành vách ngăn phòng, gác lửng hoặc mặt sàn chống ồn, chống cách âm.
Hy vọng qua bài viết ngắn này, bạn đã có cái nhìn tổng quát và chi tiết về ván gỗ. Chúc bạn lựa chọn được sản phẩm nội thất làm từ gỗ dán chất lượng, giá tốt trang trí cho không gian sống của mình.
Đến ngay showroom của Vito để tham khảo và được tư vấn các mẫu nội thất văn phòng cao cấp nhé!
Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.
Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Bài viết liên quan: