Tiểu cảnh terrarium – bí quyết trang trí văn phòng hợp phong thủy

Tiểu cảnh Terrarium xinh xắn trở thành điểm nhấn của bàn làm việc cũng như các văn phòng hiện đại. Tại sao thiết kế tiểu cảnh này lại được ưa chuộng đến vậy? Nội thất Vito sẽ chia sẻ cho các bạn  cụ thể để hiểu rõ hơn ngay sau đây!

Để có những không gian làm việc sáng tạo và ấn tượng thì cách thiết kế tiểu cảnh Terrarium được nhiều người áp dụng. Sự tính tế, đặc sắc của loại tiểu cảnh này dễ dàng chinh phục được người dùng. Hơn thế, bạn có thể bố trí tiểu cảnh ở bất cứ không gian nào trong phòng làm việc.

Tiểu cảnh Terrarium là gì?

Trước hết, bạn cần biết Terrarium là một hệ sinh thái thu nhỏ. Hệ sinh thái này bao gồm sỏi, nước,  đất, cây trồng không gian khí, có thể thêm động vật mô phỏng môi trường tự nhiên. Các yếu tố này thường được đặt trong các vật chứa thủy tinh với những không gian, độ khép kín và hình dáng khác nhau. Mục đích của Terrarium là tạo ra những cảnh dùng trang trí hoặc thử nghiệm môi trường sống khi triển lãm, nghiên cứu khoa học.

Tiểu cảnh Terrarium bao gồm một hệ sinh thái thu nhỏ
Tiểu cảnh Terrarium bao gồm một hệ sinh thái thu nhỏ

Terrarium vốn là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latinh là terra (đất sỏi và hậu tố) – arium (biểu thị thùng chứa, khu vực với không gian giới hạn). Mỗi Terrarium sẽ có không gian hạn chế và cách biệt với thế giới cũng như môi trường bên ngoài. Trong môi trường nhân tạo này, thực vật và động vật có thể sinh sống giống như trong tự nhiên. Một số Terrarium dễ nhận thấy là hồ bán cạn, hồ thủy sinh, buồng bò sát, côn trùng.

Hiện nay có hai loại là Terrarium mở và Terrarium kín. Người ta có thể nhầm lẫn tiểu cảnh Terrarium với các loại bonsai truyền thống. Để dễ dàng phân biệt, thì ta có thể hiểu là Terrarium dùng để chỉ những cây trồng trong chậu thủy tinh. Môi trường này khá đầy đủ điều kiện cho cây sinh trưởng.

Lịch sử của tiểu cảnh Terrarium

Terrarium là một môn nghệ thuật được ra đời từ năm 1827. Một bác sĩ người Anh tên là Nathaniel Bagshaw Ward đã vô tình phát hiện ra nó chỉ bởi một lần ông bỏ quên bình thủy tinh úp trên đất ẩm có bào tử dương xỉ. Các bào tử dương xỉ bắt đầu nảy mầm và phát triển trong môi trường đó. Từ đó, bác sĩ Nathaniel Ward kết luận rằng thực vật vẫn có thể phát triển dù ở trong lồng kính không thông gió.

Sau đó, bác sĩ tiếp tục làm nên những nhà kính khác thu nhỏ và đặt tên là “fern cases”. Ngày nay, những phát hiện và xây dựng của bác sĩ Nathaniel Ward còn được gọi là Wardian cases hoặc Terrariums.

Tiểu cảnh Terrarium được phát hiện từ rất lâu
Tiểu cảnh Terrarium được phát hiện từ rất lâu

Vào năm 1842, bác sĩ đã phát hành cuốn sách có tên là “On the growth of plants in closely glazed cases” , tựa tiếng Việt: “Sự phát triển của thực vật trong môi trường đóng kín”. Thập niên cuối thế kỷ 19 đánh dấu sự phát triển của hình thức tiểu cảnh Terrarium. Hơn nữa, bác sĩ Nathaniel Bagshaw Ward đã thuê thợ mộc đóng lồng cây và xuất khẩu cây bản địa của Anh sang Úc. Ngược lại, cây từ Úc cũng được mang về nước Anh bằng hình thức này. Người ta nhận thấy trong quá trình vận chuyển, các loài cây vẫn phát triển và sinh trưởng rất tốt.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và một số nhận định sai lầm về nghỉ hưu sớm

Ngay sau thời gian đó, nghệ thuật Terrarium phát triển dần ở các nước châu Âu, Mỹ, nhất là trong giới thượng lưu. Sự đa dạng về kích thước Terrarium, chủng loại cây, bố cục cây càng tạo nên sức hút cho những người yêu cây cảnh. Những danh thắng trên thế giới cũng được tái hiện trong những khi thu nhỏ và thể hiện được sự công phu, tài hoa, khéo kéo. Trong những năm 1860, Terrarium là biểu tượng của giới thượng lưu Hoa Kỳ, có mặt trong những căn nhà quý tộc.

Phân loại tiểu cảnh Terrarium

Như đã nhắc đến, Terrarium được chia thành 2 dạng là Terrarium kín và Terrarium mở. 

Terrarium kín (Closed Terrariums)

Terrarium kín là không gian hoàn toàn khép kín được trang bị hệ sinh thái gần như đầy đủ các yếu tố chính, cần cho thực vật và động vật trong đó có thể sinh trưởng và phát triển. Trong môi trường này, ban ngày hơi nước bốc lên, bám và ngưng tụ ở thành thủy tinh, ban đêm rơi xuống và thấm vào đất để duy trì độ ẩm trong đất và không khí.

Tiểu cảnh Terrarium kín
Tiểu cảnh Terrarium kín

Thiết kế Terrarium kín phù hợp với hệ sinh thái nhiệt đới ẩm. Các thực vật như dương xỉ, rêu, cây không khí sẽ cần ít ánh sáng và độ ẩm nhiều. Môi trường hộp thủy tinh kín có độ ẩm gần với thời tiết mưa ẩm nhiệt đới nên bạn không cần phải tưới nước mà cây vẫn sống tốt trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái dưới nước (Aquarium) cũng có thể sử dụng tiểu cảnh Terrarium kín. Mức nước trong bình ít khi thay đổi và giúp cho các loài cây thủy sinh có thể phát triển được như trong tự nhiên.

Với Terrarium kín, bạn có thể sử dụng để trồng cây, nuôi côn trùng, bò sát, cá cảnh, sâu bướm vì chúng sẽ không thoát ra ngoài được nhưng vẫn có thể sinh sống trong môi trường thích hợp.

Terrarium mở (Open Terrariums)

Ngược lại thì Terrarium mở lại là hệ sinh thái không khép kín và vẫn có sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Môi trường của Terrarium mở rất đa dạng với những loại động vật, thực vật khác nhau, được trồng riêng hoặc kết hợp nhiều loài với nhau. Kích thước của Terrarium mở cũng rất phong phú tùy theo từng loại cây. Môi trường này thích hợp với những thực vật ưa sáng, sống được trong điều kiện khô hạn như xương rồng, sen đá,… 

Tiểu cảnh Terrarium mở
Tiểu cảnh Terrarium mở

Để chăm sóc một Terrarium mở thì người ta cũng sẽ cần đảm bảo được các yếu tố như độ ẩm, sinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ,… tùy thuộc vào các loại cây. Thường thì cây trồng kết hợp với nhau sẽ được chọn lọc để tránh tình trang có cây cần nhiều, có cây cần ít nước khó chăm sóc. Với Terrarium mở, người ta ít nuôi côn trùng vì chúng sẽ thoát ra ngoài môi trường sống.

Ứng dụng tiểu cảnh Terrarium trong văn phòng

Văn phòng làm việc là những nơi cần sinh khí để thúc đẩy sự sáng tạo cũng như giúp mọi người thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đó cũng là lý do vì sao các loại tiểu cảnh văn phòng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là Terrarium.

Thiết kế Terrarium cho văn phòng hiện nay bao gồm những loại cây rất dễ chăm sóc, lại hợp phong thủy. Những chậu thủy tinh nhỏ nhắn, xinh xắn có thể đặt gọn lên bàn làm việc mà không ảnh hưởng đến không gian chung. Màu sắc của tiểu cảnh linh hoạt từ xanh mướt cho đến điểm xuyết những bông hoa nhỏ. Hơn thế, một số loại cây tiểu cảnh còn có tác dụng ngăn chặn bức xạ điện tử, sinh ta độ ẩm không khí và giúp bạn thư giãn, sáng tạo,…

Tiểu cảnh Terrarium để bàn làm việc ấn tượng
Tiểu cảnh Terrarium để bàn làm việc ấn tượng

Vì có rất nhiều tác dụng như thế nên việc sử dụng tiểu cảnh Terrarium cho văn phòng rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, để thực sự sở hữu Terrarium chất lượng thì bạn cũng cần chú ý kích thước tiểu cảnh không được quá lớn gây choáng ngợp và thu hẹp diện tích làm việc. Bố trí và sắp xếp tiểu cảnh phải hài hòa với nội thất và cách trang trí xung quanh.

Một số loại tiểu cảnh Terrarium mà bạn có thể áp dụng bao gồm: Bể cá mini, cây cảnh bonsai, hòn non bộ dạng nhỏ và hồ bán cạn, tiểu cảnh sen đá trong bình thủy tinh nhỏ, các khối hộp mini,… mỗi loại tiểu cảnh sẽ yêu cầu bạn có sự chăm sóc riêng. Tuy nhiên, hầu hết các Terrarium hiện nay đều không mất thời gian và công sức của bạn quá nhiều mà vẫn mang đến không gian làm việc xanh mát và ấn tượng.

Kết luận

Hi vọng rằng những thông tin về tiểu cảnh Terrarium ở trên đã giúp bạn hiểu chi tiết về nguồn gốc cũng như kết cấu của loại tiểu cảnh này. Nếu bạn muốn có một văn phòng hài hòa, trẻ trung và sáng tạo thì việc kết hợp tiểu cảnh văn phòng với cách thiết kế nội thất hợp lý là cực kỳ quan trọng. Hãy liên hệ đến nội thất Vito nếu các bạn cần được tư vấn nhé!

>> Thế nào là cây phong thủy? Vai trò của nó trong cuộc sống

Nội thất nhập khẩu Vito  Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *