Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ đơn giản, dễ thực hành

Nếu muốn không khí luôn trong lành, bạn hãy trồng cây lưỡi hổ. Muốn trang trí không gian sống với màu xanh của thiên nhiên, đừng quên chậu cây lưỡi hổ trong phòng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu về kỹ thuật trồng loài cây cảnh quen thuộc này. Sẽ thật dễ dàng và đơn giản để bạn thực hành và sở hữu chậu cây xanh tươi, may mắn.

Sơ lược về cây lưỡi hổ

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, bạn phải biết về nó. Đây là loài cây thuộc họ Măng tây, thân dẹt và mỏng nước tên tiếng anh là Dracaena trifasciata. Nhìn ở bên ngoài hình dáng cây vuốt nhọn nhưng thực chất thân và lá khá mềm, không gây nguy hiểm khi chạm vào.

Những chậu cây lưỡi hổ xinh xắn, đáng yêu
Những chậu cây lưỡi hổ xinh xắn, đáng yêu

Lưỡi hổ sở hữu màu xanh pha vàng dọc từ gốc lên ngọn. Bình thường, cây có chiều cao đạt 50cm đến 60cm. Loài cây cảnh này cũng có hoa nở thành từng cụm hình tròn. Hoa mọc từ dưới gốc lên và có màu trắng khá mảnh mai.

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và có đến 70 loài khác nhau. Nào là lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ thái, lưỡi hổ xanh… Và người trồng cây cảnh thường chọn lưỡi hổ thái và lưỡi hổ xanh để chăm sóc.

Một đặc điểm lưu ý dành cho bạn đó là loài cây này có độc tính. Nếu không may ăn nhầm lá cây sẽ gây nên tình trạng ngộ độc. Người nuốt hoặc nhai cây lưỡi hổ sẽ cảm thấy buồn nôn và kích ứng da. Vì thế, khi trồng cây này, bạn nên cẩn thận đặt nó ở nơi mà trẻ con không chạm tới được.

Kỹ thuật nhân giống cây lưỡi hổ

Nếu muốn trồng cây lưỡi hổ, bạn có thể đến cửa hàng cây cảnh và trực tiếp mua cây con đem về trồng. Nhưng nếu bạn đã có sẵn chậu cây tại nhà hoặc xin giống của bạn bè, người thân thì có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau để nhân giống cây:

  • Tách bụi cây khi thay chậu: Trường hợp cây già hoặc có viền màu vàng, bạn có thể thay chậu cây to hơn, lớn hơn để tách thành nhiều nhánh khác nhau. Hãy cẩn thận không để các nhánh cây bị gãy nhé.
  • Giâm cành bằng khúc lá: Cắt sát gốc khúc lá khỏe mạnh của cây đang phát triển. Những khúc lá này sẽ được chia thành từng đoạn dài 5cm. Sau đó chôn khúc lá xuống đất có trộn hỗn hợp than bùn ẩm và cát. Lưu ý nên đặt chậu cây vào nơi nóng và tưới cho nó ít nước.

Để đảm bảo việc nhân giống thích hợp nhất, bạn nên chọn thời điểm thực hiện là mùa xuân hoặc mùa hè. Giai đoạn này với nhiệt độ và môi trường phù hợp để cây con sinh trưởng và phát triển, ít bị sâu bệnh xâm hại.

Kỹ thuật chăm sóc cây lưỡi hổ

Không quá khó khăn để bạn có thể chăm sóc loài cây cảnh thú vị này tại nhà. 

Tìm hiểu thêm: Ghế xoay tựa đầu – đặc điểm, chức năng và những lưu ý cần biết
  • Về nhiệt độ, hãy đảm bảo cây được phát triển trong điều kiện ôn hòa. Đừng để cây bị quá lạnh hay quá nóng. Nhiệt độ của cây không được thấp hơn 13 độ C, phù hợp nhất là 20 – 30 độ C. 
Bạn nên đặt chậu cây nơi bóng mát, nhiệt độ không dưới 13 độ C
Bạn nên đặt chậu cây nơi bóng mát, nhiệt độ không dưới 13 độ C
  • Về đất, dù là loại cây nào cũng cần đất trồng có độ xốp và tơi. Với lưỡi hổ cũng vậy, bạn nên chọn loại đất mềm xốp dành riêng cho cây cảnh. Nếu không có, bạn có thể trộn đất trồng với 1 ít đất phù sa và mùn cưa để cây có nơi phát triển tốt.
  • Về nước, đây là loại cây không ưa nước chút nào. Bạn không nên quá thường xuyên cho cây được uống nước. Khi nào đất khô thì mới tưới cho cây theo chiều từ dưới lên trên nhé. Và nhớ nên dùng bình phun ẩm thôi nhé. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì chỉ cần cho cây uống nước mỗi tháng một lần là hợp lý.
  • Về chậu trồng cây lưỡi hổ, Thông thường, đến giai đoạn mà rễ cây phát triển và to lên, bạn cần tìm nơi ở mới cho cây. Hãy đợi đến mùa xuân khi rễ đã mọc đầy cả chậu mới tiến hành đổi chậu nhé. Và hãy chọn loại chậu mà có thể thoát nước nhanh, bởi vì lưỡi hổ không ưa nước chút nào, đừng để rễ cây bị úng nước. Chất liệu chậu thích hợp nhất là gỗ hoặc sứ vừa đẹp vừa chắc.
  • Về phân bón, Cây lưỡi hổ không quá ưa phân bón. Bạn chỉ cần cung cấp chất dinh dưỡng cho nó vào mùa xuân và mùa hè. Mỗi lần bón cách nhau 3 đến 4 tháng. Bằng cách chọn loại phân giàu potasse và bón cho  cây mỗi tháng một lần. (Mách nhỏ: Cứ đến cửa hàng cây cảnh và hỏi về phân bón dành cho cây lưỡi hổ là bạn sẽ được người bán hàng chỉ dẫn cụ thể và tận tình nhé)
  • Về vị trí trồng, là loài cây của vùng đất khô hạn nên bạn có thể trồng cây trong nhà hoặc nơi có bóng râm. Với cây đặt trong nhà, bạn nên cho cây tắm nắng sau 2-3 tháng vào thời điểm 7h-9h sáng. Còn nếu trồng cây ngoài vườn, hãy chọn khu vực ít nắng thay vì nơi nắng gắt.

Mách nhỏ các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ

Trong quá trình trồng cây, bạn có thể gặp một số vấn đề sau:

Lá xuất hiện đốm nâu hoặc tình trạng thối ở gốc cây. Đây là dấu hiệu của việc dư thừa nước. Bạn không nên tưới nước nữa và có thể nên thay đổi đất để cây không bị ứ nước.

Lưỡi hổ là loài không ưa nước 
Lưỡi hổ là loài không ưa nước 

Khi lá xanh chuyển sang màu thâm đen và mềm đi, có nghĩa là bạn đã đặt cây ở vị trí có nhiệt độ quá thấp. Lưỡi hổ là loài cây khô hạn nên nó không thích nhiệt độ quá lạnh. Vì thế, bạn nên di chuyển chậu cây đến nơi có nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C.

Nếu lá cây trở nên khô và xuất hiện từng mảng nâu rải rác, có nghĩa là cây bị ánh nắng chiếu vào quá nhiều. Bạn nên đặt cây ở khu vực bóng râm, hạn chế bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhé.

Ngược lại, khi nhận thấy lá cây nhạt màu thì có nghĩa cây đang cảnh báo tình trạng thiếu ánh sáng. Bạn nên thỉnh thoảng cho cây tắm nắng để cung cấp chất dinh dưỡng.

Khi sờ thấy lá con quá mềm, có nghĩa cây bị bón phân quá nhiều. Đừng tham lam trong việc cho cây ăn phân nhé. Bạn nên dừng lại tầm 3-4 tháng mới tiếp tục bón đợt tiếp theo.

Tác dụng ấn tượng của cây lưỡi hổ

Bạn cần áp dụng kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ ngay bởi vì loài cây cảnh này có tác dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe và tinh thần con người.

Nó có thể làm giảm dị ứng ở da, bởi vì có họ với lá nha đam. Với tác dụng sát khuẩn và kháng viêm, nhựa cây lưỡi hổ thường được sử dụng để điều trị chứng dị ứng ở da. Nếu chẳng may da bị bỏng rộp hay cháy nắng, đây là phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay. Chính vì thế mà bạn có thể đọc thấy thành phần chiết xuất lá cây lưỡi hổ trong một số kem dưỡng da, kem chống nắng với tác dụng sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.

Lưỡi hổ là cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ độc tố cực kỳ hiệu quả. Các văn phòng, bệnh viện, trường học thậm chí là gia đình đều trồng cây này để giúp làm sạch không khí. Môi trường sống và làm việc sẽ được khử khuẩn nhờ cây hấp thụ đến 107 độc tố gây bệnh nguy hiểm. Bạn sẽ cảm nhận ngay hiện tượng hắt hơi, sổ mũi sẽ thuyên giảm nếu nhà có đặt chậu cây lưỡi hổ.

Cây cảnh hút khí độc và mang đến không khí trong lành 
Cây cảnh hút khí độc và mang đến không khí trong lành 

Bên cạnh khả năng thanh lọc không khí, lưỡi hổ còn được yêu thích bởi tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi. Lá cây sẽ tạo ra hợp chất giúp giảm stress cực kỳ tốt. Trong không gian kín, ít không khí như văn phòng, bạn nên đặt vài chậu cây lưỡi hổ để cảm nhận sự thư thái và thoải mái. Loài cây này sẽ giúp bạn xua tan căng thẳng và áp lực do công việc mang lại.

Nếu là người khó ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể đặt chậu cây này trong phòng ngủ. Khác với các loài cây khác thải khí CO2 vào ban đêm, lưỡi hổ hấp thụ độc tố và nhả khí O2 ra môi trường. Từ đó, không khí trở nên trong lành, sạch sẽ giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn.

Đừng xem nhẹ khả năng chữa bệnh khi trồng cây lưỡi hổ này nhé. Gel của nó được sử dụng để chữa hôi miệng, giảm sâu răng và chảy máu chân răng. Nó còn được dùng để trị hen suyễn bằng cách pha với nước nóng để người bệnh hít lấy hơi nước. Loài cây này còn được dùng làm nước ép trị bệnh đường tiêu hóa như trào ngược axit, đầy hơi khó tiêu, ợ hơi,…

Không dừng lại ở đó, lưỡi hổ còn có ý nghĩa phong thủy cực kỳ đặc biệt. Loài cây này được dân gian lưu truyền có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ hiệu quả. Với hình dáng lá mọc thẳng đứng biểu tượng của sự quyết tâm và ý chí của con người. Loài cây này tượng trưng cho danh gia vọng tộc và uy quyền.

Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn chống lại những điều xui xẻo và mang đến may mắn, thuận lợi cho chủ nhân. Không chỉ gia đình mà nhiều công ty thường đặt chậu cây này để cầu mong phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Bạn có thể chọn nó làm món quà để tặng đối tác, bạn bè, người thân trong những dịp đặc biệt.

Vị trí đặt cây lưỡi hổ

Bạn đã thấy lưỡi hổ có nhiều tác dụng thần kỳ chưa nào. trong khi đó, kỹ thuật trồng loài cây này vô cùng đơn giản và dễ áp dụng. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc thiết kế cho mình những chậu cây xinh xắn.

Kệ gỗ đặt chậu cây cực kỳ gọn gàng và khoa học
Kệ gỗ đặt chậu cây cực kỳ gọn gàng và khoa học

Và khi đã có những chậu cây đẹp, bạn đã biết nên đặt chúng ở đâu chưa? Hãy sắm thêm những kệ trang trí để sắp xếp những chậu cây lưỡi hổ nhé.

Kệ đa năng này không chỉ thích hợp để đặt chậu cây cảnh mà còn giúp bạn sắp xếp và cất giữ nhiều đồ dùng khác. Bạn có thể lưu trữ sách báo, đồ lưu niệm, tranh ảnh trên các tầng của kệ. Món đồ này không chỉ trang trí căn phòng đẹp và ấn tượng hơn và còn giúp không gian gọn gàng hơn.

Chậu cây lưỡi hổ càng tăng thêm giá trị của mình khi được đặt ở đúng vị trí. Vì thế, hãy mua ngay kệ trang trí, kệ đa năng được làm từ nhiều chất liệu như nhựa, sắt để biến không gian sống trở nên sang đẹp và chất lượng nhé.

Bạn dễ dàng đặt kệ ở trong nhà, trong phòng – những nơi quá lý tưởng để cây phát triển. Nhờ đó mà không khí được thanh lọc và mang đến sự thoải mái cho mọi người.

Hy vọng qua kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ trên đây sẽ giúp bạn mạnh dạn bắt tay vào việc tạo nên những chậu cây cảnh đẹp. Chúc bạn thành công và sở hữu những chậu cây xinh xắn và mang đến may mắn, tài lộc cho mình.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *