Vải thô có đặc điểm gì và được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực nào? Đặc điểm và phân loại của chất liệu này như thế nào lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng tìm hiểu tất cả những thắc mắc trên qua bài viết ngày hôm nay nhé.
Định nghĩa về vải thô
Vải thô được xem là loại vải cổ điển được yêu thích nhất trong lĩnh vực thời trang. Vải được làm hoàn toàn từ tự nhiên là sợi bông và sợi gai nên thân thiện với người sử dụng. Bề mặt vải mộc mạc, trơn phẳng, có cảm giác thô sơ, hơi cứng chứ không được mượt như các loại vải khác.
Chất liệu vải sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, xưa cũ vì được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Rất nhiều người cho rằng đây là loại vải có vẻ đẹp trường tồn với thời gian, là chất liệu cổ điển nhưng không cổ hủ.
Là một trong tám loại vải thông dụng nhất hiện nay, vải được sử dụng để tạo ra nhiều bộ trang phục, đồ dùng hàng ngày, vật dụng trang trí… Sản phẩm được đặc biệt ưa chuộng trong mùa hè bởi đặc tính thích hợp cao. Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc rất yêu thích sử dụng loại vải này.
Xét về mặt thẩm mỹ thì loại vải tự nhiên này không được đánh giá cao vì có độ “thô” nhất định. Tuy nhiên, tựu chung lại, đây là chất liệu vải tự nhiên được ưa chuộng và có ứng dụng rất tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc điểm của vải thô
Mỗi loại vải đều có những đặc trưng riêng về tính chất, mẫu mã lẫn kiểu cách. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì loại vải này còn có những hạn chế của dòng vải sợi tự nhiên. Cụ thể.
Ưu điểm
- Chất liệu vải có tính bền tốt nhất thị trường vải hiện nay. So với các loại vải thông thường như nỉ thì vải có độ bền cao hơn nhiều.
- Tạo cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng nhờ thành phần chủ yếu là sợi bông và sợi gai. Khi bề mặt hai tấm vải chà xát vào nhau không bị cứng hay tạo ra tiếng sột soạt.
Chính vì vậy đây là chất liệu thích hợp dùng để sản xuất các trang phục trong ngày hè. Khi sờ vào vải, bạn cảm nhận được sự mịn tay, nhẹ nhàng mà không thô ráp. Chất vải thoải mái và không gây kích ứng da khi sử dụng.
- Độ co giãn tốt nên vải thô tạo cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người dùng. Vải có thể kéo dãn ra 4 chiều mà không bị hư hỏng.
- An toàn với người sử dụng bởi không gây dị ứng hay ảnh hưởng đến sức khỏe người mặc. Thành phần vải tự nhiên, không sử dụng nhiều hóa chất khi chế biến nên đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, đặc biệt rất tốt với trẻ nhỏ.
- Khả năng thấm hút tốt. Vải có thể thấm hút mồ hôi siêu nhanh. Vì có độ mỏng và nhẹ nên vải cũng thoát nước cực nhanh khi phơi ngoài nắng. Với những người thường xuyên đổ mồ hôi vào mùa hè thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất.
- Tính ứng dụng cao nhờ khả năng ăn màu của vải tốt, nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau. Vì đa dạng mẫu mã nên chất liệu tạo ra nhiều thiết kế với phong cách khác nhau, từ lãng mạn, cổ điển đến hiện đại, cá tính, phù hợp với nhiều lứa tuổi sử dụng.
- Giá thành rẻ vì quá trình dệt vải khá đơn giản, có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Giá của vải và các sản phẩm làm từ vải tự nhiên này rẻ hơn các chất liệu vải khác.
Nhược điểm
- Vải dễ bị nhăn. Hầu hết các loại vải tự nhiên đều có nhược điểm này. So với các loại vải công nghiệp khác thì nó dễ bị nhăn nên trở nên “kém sang” hơn hẳn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách là trang phục, quần áo trước khi sử dụng để chúng trở nên thẳng và đẹp như mới. Khi giặt cũng không nên vò quá mạnh hay quá lâu.
- Tính mềm mại, sang trọng không cao. Ngay từ tên gọi “thô” của mình mà loại vải này thể hiện được sự mềm mại, sang trọng không được như ý muốn. Với những sản phẩm đòi hỏi sự quý phái, lịch sự thì đây không phải là chất liệu phù hợp. Vì thế, vải thường được dùng để tạo ra các đồ vật thông thường, các thiết kế mang phong cách cổ điển.
- Vải thô dày và có độ cứng nhất định. Tuy có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhưng loại vải này có độ dày khá cao.
>> Khám phá ngay vẻ đẹp kỳ bí của phong cách nội thất cổ điển
Có thể thấy rằng, không có bất kỳ loại vải nào hoàn toàn tốt 100%. Mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng để người dùng điều chỉnh cách sử dụng sao cho phù hợp.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng vẫn không thể phủ nhận những điểm tốt mà vải mang lại. Không phải tự nhiên mà nó lại thuộc nhóm vải phổ biến nhất thị trường vải hiện nay.
Cách nhận biết vải thô
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể đã sử dụng và nhìn thấy sản phẩm được làm từ vải tự nhiên này. Tuy nhiên, việc phân biệt chúng với những loại vải khác không phải là điều dễ dàng. bạn có thể nhận biết nó đơn giản như sau:
- Nhìn: Bề ngoài của vải khá “thô”, không bắt mắt như các loại vải công nghiệp hay vải lụa. Những thiết kế phong cách cổ điển, vintage thường sử dụng chất liệu vải này.
- Sờ: Khi sờ vào vải cảm giác mát, mịn tay, tuy không quá mềm.
- Vò: Khi vò nhẹ, vải dễ bị nhăn. Bạn sẽ nhận thấy các nếp nhăn ngay lập tức hiện ra dù chỉ vò hơi nhẹ.
Phân loại vải thô
Có rất nhiều loại vải thô khác nhau hiện nay để phục vụ cho mục đích của các đối tượng sử dụng.
Vải mộc thô
Vải mộc thô là dòng vải nguyên bản, không pha thêm bất kỳ hóa chất nào khác nên có độ cứng nhất định. Vải khá thô và kém sang nên không được sử dụng rộng rãi để sản xuất quần áo. Nó được ưa chuộng để sản xuất đồ nội thất, đồ trang trí hay phụ kiện như rèm cửa, túi xách, thảm trải sàn, cúc áo…
Vải lụa thô
Vải lụa thô có độ mềm mại hơn so với vải mộc thô nên thường được sử dụng trong may mặc và sản xuất quần áo hàng ngày. Chất vải cũng có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm thấy khá mát mẻ như vải lanh nhưng bề mặt lại mịn như lụa. Các mẫu quần áo làm từ vải thô toát lên vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế mà thanh lịch vô cùng.
Vải cotton thô
Với thành phần hoàn toàn từ cotton, vải cotton thô mang lại cảm giác mềm mịn và vô cùng thấm hút. Đây là loại vải thoải mái nhất trong dòng vải hiện nay khi sử dụng. Vì thế, nó được ứng dụng rộng rãi trong may mặc cũng như sản xuất nội thất như nệm, bàn ghế sofa, bọc ghế…
Vải đũi thô
Vì có thành phần sợi đũi cao kết hợp nhiều khoảng hở nên vải đũi thô khá nhẹ nhàng và thoáng mát. Chất vải được đánh giá cao về khả năng thấm hút mồ hôi, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
Vải mềm thô
Vải có độ mềm mại nhất định, không tạo cảm giác cứng và thô như các loại vải khác. Chất liệu nhẹ nhàng, mềm mại và thoáng mát vô cùng.
Vải có độ bền khá tốt và thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng. Có khá nhiều màu sắc, mẫu mã vải mềm thô khác nhau vì dễ nhuộm màu, bám màu tốt.
Vải thô Hàn Quốc
Loại vải này có nguồn gốc từ Hàn Quốc – một trong các quốc gia có nền thời trang phát triển. Chính vì vậy mà về mẫu mã và hình thức của vải khá được lòng chị em, phụ nữ. Tuy không có nhiều ưu điểm tốt hơn vải Việt Nam nhưng chất liệu được ứng dụng trong sản xuất quần áo, phụ kiện và nội thất.
Ứng dụng của vải thô
Vải tự nhiên này từ lâu đã không còn xa lạ trong đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Nhờ sự đa dạng về chất liệu vải, cùng những ưu điểm nổi bật như thoáng mát, nhẹ nhàng, độ mềm vừa phải mà chúng có ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Trang phục hàng ngày
Quần, áo sơ mi là những trang phục sử dụng chất liệu vải này phổ biến nhất. Vì có độ cứng nhất định nên vải giữ dáng áo, dáng quần khá tốt. Những trang phục dành cho người lớn, trẻ em như áo, váy cũng được làm từ loại vải tự nhiên này. Vải thô được đánh giá là phi giới tính, phù hợp với cả nam và nữ, giúp người mặc thể hiện cá tính của bản thân: nam – mộc mạc, bụi bặm, nữ – đơn giản, nữ tính.
Trang phục quân nhân
Vải tự nhiên này được sử dụng rất nhiều trong các đồ dùng của quân nhân. Đó là nhờ đặc tính bền, thoáng mát của vải mang đến cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động cho người mặc. Các đồ dùng của quân đội được làm từ vải phổ biến như quần áo, túi xách, lều bạt, giày…
Túi xách
Bạn dễ dàng bắt gặp các loại túi đựng đồ được làm từ loại vải này. Một số thiết kế có thể kể đến như túi đựng bút, túi đựng điện thoại, túi đựng kính…Các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều mẫu túi xách đẹp mắt và độc đáo thu hút người tiêu dùng nhờ kết hợp vải thô với da. Sản phẩm tăng vẻ đẹp khỏe khoắn hoặc duyên dáng tùy vào họa tiết trang trí trên túi xách.
Đồ vật nội thất
Có rất nhiều đồ nội thất trong nhà được làm từ vải tự nhiên như rèm cửa, vỏ bọc ga giường, vỏ bọc gối, vỏ bọc ghế sofa…. Những đồ handmade cũng có thể sử dụng chất liệu vải này tạo nên thiết kế độc đáo và cá tính, ví dụ như bìa sổ bọc vải cực chất và độc lạ.
Khi sử dụng các sản phẩm được làm từ vải thô, bạn cần lưu ý trong việc vệ sinh và bảo quản để không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
- Với quần áo chỉ nên giặt nhẹ với bột giặt trung tính để loại bỏ bụi bám trên bề mặt vải, không sử dụng bàn chải chà mạnh lên quần áo, phơi đồ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Với sofa bọc vải chỉ nên sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn. Với các vết bẩn cứng đầu, bạn nên tìm đến các đơn vị làm sạch sofa chuyên nghiệp, không nên tự ý xử lý sẽ làm hỏng bề mặt vải.
Hy vọng qua những kiến thức được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chất liệu vải phổ biến và yêu thích hiện nay. Chúc bạn lựa chọn được những sản phẩm nội thất và trang phục được làm từ vải thô chất lượng, bắt mắt và phù hợp.
Đến ngay showroom của Vito để tham khảo và được tư vấn các mẫu nội thất văn phòng cao cấp nhé!
Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.
Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Bài viết liên quan: