Phong cách Industrial và những thiết kế nội thất mạnh mẽ, táo bạo

Phong cách nội thất Industrial nghe có vẻ xa lạ nhưng lại cực kỳ gần gũi với những người sống ở thế kỷ 21 như chúng ta. Phong cách này thể hiện được gu thẩm mỹ độc đáo, mạnh mẽ của gia chủ, cũng là một cách nói lên sự cá tính nhưng ẩn sâu trong đó là sự mộc mạc, tinh tế. Cùng nội thất Vito tìm hiểu kỹ hơn về phong cách nội thất công nghiệp này nhé!

Để có một tổ ấm thực sự “ấm áp” và tiện nghi rất dễ nhưng cũng rất khó. Nhưng chỉ cần nghe đến phong cách công nghiệp là bạn có thể hình dung ra được không khí trong một căn nhà. Vậy phong cách này có những đặc điểm gì ấn tượng? Cách thiết kế như thế nào? Các bạn có thể khám phá ngay phong cách này qua những thông tin dưới đây.

Khái niệm và nguồn gốc phong cách nội thất Industrial

Industrial hay còn được gọi là phong cách công nghiệp được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Phong cách này điển hình với những không gian tổng thể có nét thô sơ nhưng lại cực kỳ mạnh mẽ và cá tính.

Phong cách nội thất Industrial cá tính
Phong cách nội thất Industrial cá tính

Với phong cách công nghiệp, bạn sẽ không phải che đi những mảng tường, trần và làm đẹp bằng sơn vữa mà còn nguyên những khuyết điểm này. Chính sự thô ráp và tự nhiên đó mà phong cách công nghiệp lại gây ấn tượng và phá cách so với sự chỉn chu của phong cách vintage hay cổ điển.

Áp dụng phong cách nội thất công nghiệp vào thiết kế, bạn sẽ có những không gian đẹp, trẻ trung, mang hơi hướng hoài cổ trộn lẫn với hiện đại. Bạn sẽ thấy được rằng, những mảng tường bong tróc vẫn có thể kết hợp tuyệt vời với một bộ sofa hay tivi đời mới.

Nguồn gốc ra đời của phong cách nội thất Industrial

Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 20, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu từng bước trở nên suy thoái. Trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp bắt đầu chuyển dần sang các nước thứ 3 để sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí. Dẫn đến nhiều nhà máy sản xuất, công xưởng nằm ở Tây Âu bị bỏ hoang.

Cũng chính điều đó đã khơi lên ý tưởng cho các kiến trúc sư, biến những nhà máy nhỏ hoang thành những không gian phục vụ cuộc sống sinh hoạt. Dựa trên những thứ có sẵn như công trình, kiến trúc và không gian, các kiến trúc sư đã bố trí thêm đồ nội thất, đèn chiếu sáng và những sản phẩm tiện nghi phục vụ cho con người nhiều tầng lớp. Đây là giai đoạn đặt tiền đề cho phong cách nội thất công nghiệp Industrial.

Phong cách nội thất Industrial ra đời từ thế kỷ 20
Phong cách nội thất Industrial ra đời từ thế kỷ 20

Hiện nay, phong cách công nghiệp đã có ít nhiều thay đổi theo từng vùng miền, quốc gia để phục vụ cho nhu cầu cơ bản và nâng cao của người dùng. Phong cách này được áp dụng cho những công trình nhà ở có chủ đích như không còn tận dụng lại những không gian trống như trước đây. Phong cách này được áp dụng cho nhà phố, căn hộ chung cư đến nhà hàng, quán cafe, văn phòng,… Sự khác biệt của phong cách này được đánh giá là táo bạo nhưng cũng không kém phần thu hút.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn từ A-Z cách chọn và bố trí bàn chủ tịch cho người tuổi Mùi

Điểm nhấn không thể bỏ qua của phong cách nội thất Industrial

Với những nguyên tắc nhất định, bạn có thể khiến cho không gian thô sơ trở nên ấn tượng hơn. Đặc trưng không thể bỏ qua của phong cách công nghiệp này như sau:

Bố trí không gian thô sơ

Nếu nói đặc điểm nào gây ấn tượng nhất trong phong cách nội thất công nghiệp Industrial thì chắc chắn đó là lối thiết kế không gian đơn giản đến mức thô sơ. Từ trần, sàn cho đến tường nhà không được làm phẳng, sơn sửa trơn tru, cho đến những sản phẩm nội thất đều vô cùng mộc mạc chính là những điều làm nên điểm nổi bật của phong cách này. Vì xuất xứ từ những công xưởng, nhà máy nên phong cách này đã tự có những nét riêng biệt mà không một phong cách nào khác bắt chước được.

Bạn sẽ bắt gặp những bức tường gạch, trần nhà còn lộ nguyên khối bê tông, đường ống nước có thể chạy khắp trần mà không có sự che chắn. Tất cả mang đến sự thông thoáng và những hình khối mạnh mẽ, táo bạo. Bạn nên lưu ý các sản phẩm, thiết bị được sử dụng trong không gian nội thất công nghiệp nên được tiết chế để tránh trở nên quá rườm rà.

Chất liệu trong phong cách nội thất Industrial

Đúng như tên gọi, những chất liệu phổ biến nhất trong phong cách nội thất công nghiệp chính là những chất liệu theo tinh thần của cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là thép, kính, gỗ, bê tông,… Có thể bạn sẽ cho rằng những chất liệu này kết hợp với nhau sẽ rất cứng nhắc. Nhưng thực tế cho thấy, những không gian nội thất vẫn có vẻ đẹp ấn tượng, thời thượng.

Chất liệu gỗ, thép phong cách sử dụng nhiều trong phong cách Industrial 
Chất liệu gỗ, thép phong cách sử dụng nhiều trong phong cách Industrial 

Ví dụ như chất liệu gỗ và bê tông được sử dụng cho mặt sàn, trần nhà. Những trần nhà bằng bê tông có vẻ đẹp thô mộc rất ấn tượng. Kết hợp với sàn gỗ tạo nên sự sạch sẽ và thaosng đãng không thua kém bất cứ thiết kế nào. Sự kết hợp của tường gạch với sàn gỗ cũng tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ, không hề nhàm chán mà ngược lại rất năng động, trẻ trung.

Tương tự, cầu thang bằng thép cũng sử dụng chất liệu công nghiệp với sự kiên cố, chắc chắn của thép kết hợp với gỗ hoặc bê tông. Từ tay vịn đến những bậc cầu thang có chất liệu thép đều tạo nên sự nhấn nhá cho không gian.

Hay những sản phẩm nội thất Industrial như bàn ăn, bàn làm việc thiết kế chân sắt mặt gỗ cũng tạo nên sự độc đáo mà hiện đại trong thiết kế nội thất công nghiệp.

Màu sắc tối

Tông màu chủ đạo được sử dụng cho những thiết kế nội thất phong cách công nghiệp chính là những màu tối, mộc từ chất liệu gỗ như nâu, xám, đen, đỏ sẫm,… hay những màu sắc nhẹ nhàng hơn có thể là màu ghi sáng của bê tông, màu xanh xám của ống nước,… Sự kết hợp của những màu sắc này mang đến những không gian gần gũi và mạnh mẽ. Dù có vẻ tùy hứng nhưng tổng thể không gian lại cực kỳ hài hòa và cân đối.

Mỗi một màu sắc đều mang đến sự ấn tượng riêng. Thiết kế này chinh phục được những người có cá tính mạnh và cả những người ưa khám phá. 

Ánh sáng tự nhiên

Trong phong cách Industrial, ánh sáng tự nhiên được sử dụng ưu ái hơn cả. Ánh sáng có thể làm hiện lên rõ nét từng đường nét, màu sắc của thiết kế nên luôn được bố trí một cách khoa học. Những công trình căn hộ hay văn phòng theo phong cách công nghiệp đều sử dụng cửa sổ lớn cùng với không gian mở để ánh sáng có thể vào phòng một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo với các loại đèn tường, đèn chùm, đèn thả trần cũng được áp dụng triệt để nhằm miêu tả được rõ nét và chân thực các sản phẩm có mặt trong không gian.

Ánh sáng tự nhiên tạo nên điểm nhấn của nội thất Industrial 
Ánh sáng tự nhiên tạo nên điểm nhấn của nội thất Industrial 

Sản phẩm nội thất đậm chất công nghiệp

Thiết kế sản phẩm nội thất theo phong cách Industrial có những đường nét gọn gàng, mạnh mẽ và đơn giản như đường thẳng, đường cong không viền, không họa tiết. Mỗi một sản phẩm được sử dụng và được kết hợp với nhau trong phong cách này đều toát lên vẻ đẹp tự do, phóng khoáng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng thể hiện được cá tính của người dùng. Hơn thế, mỗi một sản phẩm nội thất được lựa chọn đều đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dùng, đảm bảo công năng và tiện nghi.

Trang trí và điểm nhấn

Là một phong cách mang đến sự đơn giản, hiện đại và tiện dụng nên hầu hết các họa tiết trang trí đều bị lược bỏ khỏi phong cách này. Người ta thường sử dụng những chậu cây xanh nhỏ xinh để cân bằng lại những chất liệu công nghiệp, nhưng cũng rất ít. Điều thực sự tạo nên điểm nhấn của phong cách công nghiệp là sự tương phản trong màu sắc và sự tràn đầy của ánh sáng.

Sự pha trộn giữa yếu tố hiện đại và hoài cổ

Có lẽ đây mới chính là điều đắt giá nhất của phong cách Industrial. Từ sản phẩm nội thất cho đến ánh sáng, màu sắc và cách thiết kế tường, trần đều mang hơi hướng của sự hoài cổ. Trong khi đó, bạn vẫn có thể kết hợp những thiết bị gia dụng, nội thất mới hay những chiếc đèn kiểu dáng hình học mới lạ vào trong cùng một không gian. 

Sự đối lập đồng thời bổ sung cho nhau giữa những yếu tố hiện đại và hoài cổ đã giúp cho người dùng trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn. Mỗi một khung cửa, bức tường hay mỗi một sản phẩm nội thất đều có “chất” riêng vô cùng ấn tượng. Phong cách này đã giúp cho cuộc sống hiện đại trở nên bớt nhàm chán và tuyệt vời hơn.

Tìm hiểu chi tiết một số không gian nội thất phong cách Industrial

Phòng khách “công nghiệp”

Bạn nghĩ sao về một bộ sofa cực kỳ hiện đại bọc da được kê bên cạnh một bức tường gạch? Thật kỳ lạ là đây lại là một không gian khó có thể chối từ. Việc kết hợp màu nâu của ghế sofa cùng với màu gạch đỏ cam cũng vô cùng hoàn hảo. Những bức tranh hay đèn trang trí của không gian phòng khách cũng rất phá cách, mang đến sự sinh động cho toàn bộ thiết kế.

Phòng khách đẹp phong cách Industrial 
Phòng khách đẹp phong cách Industrial 

Không gian phòng ngủ

Cùng chung ý tưởng, không gian phòng ngủ phong cách Industrial cũng có điểm nhấn là bức tường gạch. Kết hợp với đó là khung cửa lớn bằng thép và kính giúp cho ánh sáng tự nhiên được rải đều khắp phòng. Hơn thế, những sản phẩm như bàn, kệ sắt cũng giúp cho phòng ngủ của bạn thêm tiện nghi và ấn tượng.

Phòng ngủ nhẹ nhàng Industrial 
Phòng ngủ nhẹ nhàng Industrial 

Thiết kế bếp Industrial

Căn bếp phong cách công nghiệp thực sự nổi bật với những dầm, xà bằng gỗ, với một bộ động cơ cũ của máy được gắn lên trần. Màu sắc của không gian này khá sinh động và ấm cúng với nâu và trắng. Hệ thống kệ tủ kết hợp với thiết bị công nghiệp như máy rửa bát, lò vi sóng thực sự mang đến cho người dùng cuộc sống tiện nghi.

Bếp ăn ấn tượng Industrial 
Bếp ăn ấn tượng Industrial 

Phòng làm việc 

Không gian này đơn giản nhưng rất có không khí sáng tạo, thích hợp cho những văn phòng tại nhà hay công ty.

Phòng làm việc năng động phong cách Industrial 
Phòng làm việc năng động phong cách Industrial 

Kết luận

Hi vọng những thông tin được cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Industrial. Nếu bạn chưa biết nên chọn nội thất như thế nào cho phong cách này thì có thể liên hệ ngay đến nội thất Vito. Các chuyên gia Vito với kinh nghiệm dày dặn chắc chắn sẽ hết lòng hỗ trợ các bạn. Nội thất Vito – chuyên nhập khẩu và phân phối nội thất văn phòng trên toàn quốc. 

>> Phong cách nội thất Eco – chủ nghĩa “sống xanh” lên ngôi

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *