Hé lộ những sự thật về gỗ mun – một loại gỗ quý hiếm bậc nhất

Là một trong những loại gỗ quý hiếm, gỗ mun được đánh giá cao về cả độ bền lẫn vẻ đẹp. Dù vậy, để có thể thực sự sở hữu những mẫu sản phẩm đẹp và thể hiện được hết đặc tính của chất liệu thì bạn cần biết thêm những kiến thức dưới đây. Cùng đến ngay với chia sẻ của Nội thất Vito nhé!

Gỗ mun được khá nhiều người săn đón. Tuy nhiên, với những người không chơi gỗ chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng nhầm lẫn các loại gỗ cũng như ko thể sử dụng và bảo quản để phát huy được hết tính thẩm mỹ của chất liệu. Với những thông tin dưới đây, hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết và có thêm kinh nghiệm để sử dụng chất liệu này một cách hiệu quả và có giá trị nhất.

Tìm hiểu đặc điểm và phân bố của cây gỗ mun

Nguồn gốc và phân bố

Cây mun là một loài cây quý được biết đến ở Việt Nam với câu nói phổ biến “đen như gỗ mun”. Sở dĩ có câu nói đó là vì gỗ có màu sắc đen khi để lâu trong không khí, hay người ta còn gọi là xuống màu.

Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm

Đây là một trong những loại gỗ quý thuộc nhóm I – nhóm những loại gây quý hiếm, tương tự như các loại gỗ quý hiếm khác như gỗ cẩm lai, gỗ lương, gỗ muồng đen. Tên khoa học của cây mun là Diospyros mun, thuộc họ Thị. Tùy theo từng vùng miền và đặc điểm bên ngoài mà cây mun cũng được chia thành những loại khác nhau như mun đen, mun sừng, mun sọc, mun hoa, mun da báo,…

Về đặc tính phân bố, cây gỗ mun được phát hiện nhiều ở Việt Nam. Trong đó, những vùng núi tự nhiên có phân bố cây mun nhiều nhất là Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An,… và ở một số tỉnh thuộc Nam Trung Bộ.

Cây mun hiện bị cấm khai thác trong tự nhiên. Loại cây này hiện cũng được trồng ở nhiều khu đô thị, đường phố hay công viên vừa để làm bóng mát và cũng để bảo tồn cây. Một số quốc gia như Ai Cập, Lào, Nam Phi đang nhân giống cây mun với mục đích làm gỗ xuất khẩu. Ấn Độ và Sri Lanka hiện cấm xuất khẩu gỗ cây mun nhưng những sản phẩm gia công từ loại gỗ này vẫn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Indonesia cho phép khai thác trong điều kiện kiểm soát. Các hiệp hội bảo tồn động thực vật của nhiều quốc gia cũng xếp cây mun vào loài cây nguy cấp cần được bảo tồn.

Đặc điểm sinh thái của cây gỗ mun

Cây mun là loài cây thân gỗ với chiều cao trung bình chỉ từ 8m – 20m. Thân cây tròn với đường kính vừa phải, khoảng 30 cm và có thể lên đến 45 hay 50 cm nếu là cây trưởng thành và lâu năm. Vỏ cây có màu đen, nứt dọc thân. Mỗi cây có cả hoa đực và hoa cái. Cây mun có lá hình bầu dục, mềm và dài từ 5 – 6 cm. Lá mọc theo cuống. Gốc cây có bạnh vè sần sùi, cây trưởng thành còn có gốc nứt toác.

Tìm hiểu thêm: Chia sẻ bí quyết rèn luyện kỹ năng phản biện thành công
Cây gỗ mun trong tự nhiên

Theo nghiên cứu ở Việt Nam thì cây mun phân bố trên các loại đất như feralit vàng, đất renzin vàng, vàng nâu,… Độ dày tầng đất từ 1 – 1.6 m, hàm lượng mùn tương đối cao. Độ PH của đất từ 5 – 6.5. Cây mun mọc rải rác hoặc thành từng đám trên các vùng núi đá vôi có độ cao nhỏ hơn 700m hoặc trong các trảng cây bụi cao rậm. Loài cây này ưa sáng, tốc độ phát triển và sinh trưởng chậm. 

Cây mun thường nở hoa vào tháng 7. Khả năng tái sinh bằng hạt là 86% và bằng chồi là 14%. Cây tái sinh tốt trong môi trường tự nhiên. Loài cây này có tuổi đời khai thác chậm nhất nếu đem so với những cây gỗ tự nhiên khác. Vì chỉ khi đủ tuổi đời nhất định thì gỗ mới đủ cứng chắc và mang lại giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.

Đặc điểm cơ lý học của gỗ mun 

– Mun là loại gỗ không có tom như các loại gỗ tự nhiên khác. Thớ gỗ sau khi xẻ có màu đen bóng rất đặc trưng. Hệ vân gỗ cực kỳ độc đáo và mịn, đẹp, đều tạo nên giá trị thẩm mỹ không hề nhỏ.

– Trọng lượng gỗ khi tươi rất nặng, không thể thả trên sông. Gỗ tươi có thể chịu áp lực tốt, thi công dễ dàng. Tuy nhiên, gỗ khô có đặc tính là độ cứng cao nhưng lại giòn như than đá, dễ gãy. 

– Gỗ cây mun có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chịu nước tốt. Gỗ có thể giữ nguyên được tình trạng, không bị cong vênh biến dạng dưới mọi điều kiện thời tiết. Thớ gỗ cũng không bị mối mọt tấn công.

– Bề mặt của gỗ trơn bóng, lực căng lớn nên ít bị trầy xước hay nứt nẻ. 

– Giá trị kinh tế của gỗ cực kỳ cao, thường có mặt trong các lĩnh vực như sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất,…

Phân loại gỗ mun như thế nào?

Với những điều kiện phân bố khác nhau thì tính chất của gỗ cũng sẽ khác nhai. Loại gỗ này được phân loại thành: mun sừng, mun hoa, mun sọc, mun đuôi công, mun da báo, mun Lào,…

Gỗ mun có nhiều loại

– Mun sừng: Là loại gỗ có phân bố cây chủ yếu ở miền Nam trung bộ, nhiều nhất là ở vùng núi của tỉnh Khánh Hòa. Mun sừng sống ở những điều kiện đất khô cằn. Càng sinh trưởng ở những vùng đất màu mỡ thì gỗ sẽ lại càng xấu, nhiều giác gỗ, tâm nhỏ, vân không đều màu,…. Khi xẻ, gỗ có màu vàng xanh và xuống màu thành đen. Gỗ càng dùng lâu thì sẽ càng mất đi vân gỗ để tạo thành một màu đen bóng. Trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, gỗ có thể có hiện hiện nứt chân chim.

– Mun sọc: Cây mun sọc phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và là loại gỗ cực kỳ quý hiếm. Gỗ có các thớ màu xanh đen xen kẽ với sọc trắng. Vân gỗ chạy dọc, sáng hơn so với những loại gỗ mun khác. Độ bền bỉ, dẻo dai của gỗ khá cao, kháng lại được sự tấn công của mối mọt.

– Mun đen: Gần giống với mun sừng nhưng gỗ có ít vân và có màu đen tương đối đẹp mắt.

– Mun hoa: Hoa văn trên thớ gỗ đẹp mắt, xen kẽ những màu đen, trắng, vàng. Loại gỗ này có độ cứng cao, giòn nên khá khó để chế tác.

– Mun đuôi công hay mun Nam Phi là loại gỗ có giá trị thấp. Thớ gỗ màu đen, mềm, to bản và dễ bị nứt.

– Mun da báo có những đường viền đen quanh thân. Gỗ có độ bền dẻo.

– Mun lào được gọi tên do xuất xứ từ nước Lào. Gỗ có dọc xanh đen hay sọc vàng nhỏ. Dùng lâu thì các sọc màu sẽ mất đi và thớ gỗ có màu đen tuyền.

Ứng dụng của gỗ mun trong thiết kế nội thất 

Hiện nay, mun là chất liệu gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Những sản phẩm nội thất gia đình được làm từ chất liệu này mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian. Gỗ có thể được chạm khắc họa tiết, hoa văn độc đáo để làm tôn lên tính thẩm mỹ cũng như phù hợp với thị hiếu, phong thủy.

>> Kinh nghiệm mua đồ nội thất gỗ hợp phong thủy, giá cả phải chăng

Nội thất bằng chất liệu gỗ mun 

Trong gia đình, bạn có thể bắt gặp những sản phẩm được làm từ chất liệu này, ví dụ như: giường ngủ, trường kỷ, bàn trà, các loại tủ rượu, kệ để đồ trang trí,….

Trong văn phòng làm việc, chất liệu này được sử dụng để làm bàn làm việc cho giám đốc, tổng giám đốc,… Để khẳng định vị thế của người đứng đầu.

Ngoài ra, loại gỗ này cũng được chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí trong các không gian nội thất.

Kết luận

Nhìn chung, gỗ mun là chất liệu được nhiều người đánh giá cao. Mặc dù có giá thành không rẻ nhưng những sản phẩm làm từ chất liệu này có độ bền cao và mang đến không gian ấn tượng. Để được các chuyên gia nội thất tư vấn thêm về các chất liệu sản xuất nội thất hiện đại, các bạn đừng quên liên hệ đến nội thất Vito nhé!

Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.

Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi. 

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *