CFO là gì? Con đường trở thành CFO chuyên nghiệp

Trong một doanh nghiệp có rất nhiều chức danh khác nhau như CEO, CFO, CPO, CMO, CCO… Mỗi vị trí đảm nhận một trách nhiệm khác nhau liên quan đến sự phát triển của đơn vị. Trong các vị trí trên, CFO được xem là vị trí quyền lực thứ 2 trong doanh nghiệp. Vậy CFO là gì? Mức độ quyền lực của CFO đến đâu? Con đường trở thành CFO chuyên nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

CFO là ai?

CFO là gì? CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc tài chính. Trong một doanh nghiệp không thể thiếu phòng tài chính cũng như giám đốc tài chính. CFO là một mắt xích quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động tài chính của tổ chức. 

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán trưởng sẽ đảm nhận luôn vai trò như là giám đốc tài chính. Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, hai vị trí này hoàn toàn khác nhau và đảm nhận bởi hai cá nhân khác nhau. CFO chịu trách nhiệm giải trình các quyết định tài chính cũng như tái hiện và cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc doanh nghiệp.   

CFO là ai?
CFO – Vị trí quyền lực thứ 2 trong doanh nghiệp

Vai trò của giám đốc tài chính là gì?

Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm với 3 vai trò chính sau:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác 

Giám đốc tài chính là người thường xuyên tiếp xúc với những con số liên quan đến doanh nghiệp. Chính vì thế, CFO sẽ nhìn thấu được bức tranh tài chính của đơn vị mình. Từ đó, đàm phán với đối tác và giúp doanh nghiệp dành nhiều hợp đồng có lợi. 

Hoạch định chiến lược

CFO là người giúp doanh nghiệp kiểm soát được dòng tiền ra và dòng tiền vào. Nhờ có sự trợ giúp của giám đốc tài chính mà kế hoạch sử dụng nguồn tiền đảm bảo xuyên suốt và dài hơi. Cũng chính nhờ CFO mà đơn vị có chiến thuật đầu tư sinh lãi hấp dẫn và phù hợp. CFO giúp CEO vận hành doanh nghiệp tốt thông qua tư vấn tài chính rõ ràng.

Quản trị thiên tài

CFO là gì? Mỗi doanh nghiệp hoạt động với cơ cấu và quy mô khác nhau. Vì thế, CFO sẽ áp dụng mô hình tài chính khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận. Giám đốc tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các rủi ro về tài chính và sử dụng thông minh quỹ ngân sách của doanh nghiệp. Có thể nói, CFO là cánh tay đắc lực của CEO và ban lãnh đạo để bộ máy doanh nghiệp hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Nội thất gỗ sồi có gì đặc biệt? Kinh nghiệm mua đồ nội thất gỗ sồi

Con đường trở thành CFO chuyên nghiệp

Với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính thì giám đốc tài chính CFO là vị trí đỉnh cao mà ai cũng mơ ước. Vậy để trở thành một CFO chuyên nghiệp, bạn cần trang bị những kỹ năng nào?

Kiến thức

CFO là người làm việc với những con số, tiền bạc. Vì thế, giám đốc tài chính cần sở hữu kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính. Bao gồm kế toán, tài chính, tín dụng, pháp luật về tài chính,…

CFO phải sở hữu những bằng cấp để chứng minh kiến thức như:

  • Bằng cử nhân về kế toán/tài chính.
  • Bằng thạc sĩ về kế toán/tài chính.
  • Chứng chỉ đào tạo cấp cao như CPA, ACCA, CFA. 

Quá trình học tập giúp bạn trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết về tài chính. Đồng thời giúp bạn nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt hơn. Có kiến thức vững vàng và đầy đủ là bước đầu tiên giúp bạn bắt đầu con đường trở thành một giám đốc tài chính.

Rèn luyện kỹ năng và tính cách của người lãnh đạo

Không chỉ giỏi về chuyên môn, CFO cần có những kỹ năng mềm khác để hoàn thành tốt vai trò của mình. Những kỹ năng cơ bản phục vụ CFO là gì

  • Khả năng hoạch định tài chính và phân tích thị trường
  • Hiểu biết về phân bổ nguồn tài chính khoa học và hiệu quả.
  • Khả năng lãnh đạo và giám sát việc thực hiện các chiến lược tài chính.
  • Khả năng quản lý ngân sách đầu tư và các khoản chi phí của doanh nghiệp.
  • Làm việc với các bộ phận có liên quan.

Giám đốc tài chính có vai trò như một nhà quản lý. Bạn phải đảm bảo mọi thứ thực hiện một cách hiệu quả và nhịp nhàng. CFO cần có khả năng điều phối và đưa ra giải pháp kịp thời.

Giám đốc tài chính cần rèn luyện tính cách, phong thái của người lãnh đạo. Bởi vì nếu không có năng lực của người lãnh đạo thì bạn không thể nào quản lý và lãnh đạo một tổ chức được. Hơn nữa, bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi vị trí bạn đang có.

Rèn luyện kỹ năng và tính cách của người lãnh đạo
CFO trang bị kiến thức chuyên môn tài chính

Tích lũy kinh nghiệm cần thiết

Không ai có thể ngay lập tức trở thành một CFO mà cần có thời gian. Bạn phải trải qua quá trình làm việc, tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm. Năng lực của bạn sẽ đưcọ đánh giá dựa trên kinh nghiệm làm việc mà bạn tích lũy được. 

Bạn bắt đầu từ vị trí thấp rồi dần tiến tới vị trí cao hơn. Từ Chuyên viên phân tích tài chính trở thành Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao hoặc Chuyên viên hoạch định tài chính. Sau khi tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ được thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính – Giám đốc kế hoạch tài chính. Và cuối cùng là vị trí đỉnh cao trong nghề tài chính – Giám đốc tài chính. 

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện để trả lời cho câu hỏi CFO là gì. Có thể thấy giám đốc tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Để giúp CFO làm việc hiệu quả nhất, hãy trang bị văn phòng với những món đồ nội thất chất lượng cao đến từ Nội thất Vito.

Tích lũy kinh nghiệm cần thiết
CFO trang bị kiến thức chuyên môn tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *