CCO là gì? Vai trò “quyền lực” của giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp

CCO là gì

Trong doanh nghiệp, CCO được biết đến như là giám đốc kinh doanh điều hành bộ phận kinh doanh. Đây là chức vụ đảm nhận nhiều “quyền lực” về chiến lược thương mại và sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn biết rõ hơn CCO là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau đây.

CCO là gì?

Bạn đã từng nghe đến nhiều chức vụ trong doanh nghiệp như CEO, CPO, CCO… Vậy CCO là gì? CCO là viết tắt của Chief Customer Officer, có nghĩa là Giám đốc kinh doanh. Đây là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO). 

CCO chịu trách nhiệm liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giám đốc kinh doanh là người quản lý và điều phối mọi công việc và toàn bộ guồng máy theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp CEO.

CCO là gì?
CCO – Giám đốc kinh doanh – Vị trí quyền lực thứ 2 chỉ sau CEO

Vai trò “quyền lực” của CCO trong doanh nghiệp

Giám đốc kinh doanh được xem như vị trí quyền lực thứ 2 trong công ty, chỉ sau giám đốc điều hành. CCO có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, được thể hiện qua:

Mang khách hàng đến với doanh nghiệp

Là giám đốc kinh doanh, nhiệm vụ của CCO là mang khách hàng tiềm năng đến cho doanh nghiệp. CCO là người mang đến cho khách hàng những gì họ muốn và họ cần để khách hàng lựa chọn sản phẩm doanh nghiệp mình. Sự giúp sức từ giám đốc kinh doanh giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận bằng những chiến lược kinh doanh phù hợp .

Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng

Số liệu về khách hàng trong thời đại công nghệ rất là lớn. Vì thế, CCO phải có khả năng kết hợp các bộ dữ liệu khách hàng khác nhau thành một dữ liệu tổng thể. Với tầm nhìn 360 độ, giám đốc kinh doanh sẽ đo lường sự hài lòng của khách hàng trên tất cả các tiêu chí.

Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác

Vai trò của CCO là gì? Một nhiệm vụ khác quan trọng không kém của giám đốc kinh doanh chính là phát triển mối quan hệ với đối tác. Đối tác chính là yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp đạt được kết quả có lợi cho mình. Sự hợp tác là những sự đầu tư, sự kết hợp để thu về lợi nhuận cũng như có lợi cho hai bên. CCO là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiếp cận ra bên ngoài có được những mối quan hệ với các đối tác chiến lược.

Vai trò “quyền lực” của CCO trong doanh nghiệp
CCO là người duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác

Giám đốc kinh doanh cần có những kỹ năng gì?

Nhiệm vụ của CCO không hề đơn giản và nhẹ nhàng. Vì thế, để trở thành giám đốc kinh doanh, đòi hỏi nhiều yếu tốt và kỹ năng. Dưới đây là những năng lực cần có để trở thành CCO xuất sắc:

Tìm hiểu thêm: (Xem ngay) 5 tiêu chí lựa chọn ghế giám đốc cho người mệnh Thủy

Hoạch định chiến lược kinh doanh

Giám đốc kinh doanh phải nắm bắt rõ các yêu cầu từ cấp trên. Đồng thời, CCO phải biết nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược rõ ràng. Bạn phải dựa trên nhiều yếu tố như sản phẩm mới, giá cả, chi phí và nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh nhất.

Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng

CCO là người chịu trách nhiệm cao nhiệm về việc bán hàng và doanh số bán hàng. Vì thế, giám đốc kinh doanh phải nắm rõ các số liệu về sản lượng sản phẩm và doanh số bán hàng của từng thời điểm trong năm. Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường và đáp ứng đủ số lượng sản phẩm để bán. 

Quản lý đội ngũ sale

Yếu tố không thể thiếu của CCO là gì? Muốn kinh doanh tốt không chỉ cần sản phẩm tốt mà đội ngũ bán hàng phải chất lượng. Vì thế, giám đốc kinh doanh phải biết cách quản lý đội ngũ sale. Cụ thể, CCO phải thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân viên kinh doanh phát triển chuyên môn, truyền động lực cho đội ngũ sale. Có như thế họ mới có động lực phấn đấu hơn trong công việc để đạt được mục tiêu đề ra.

Giám đốc kinh doanh cần có những kỹ năng gì?
Quản lý đội ngũ sale tốt mới bán hàng tốt

Đàm phán

Đừng xem thường kỹ năng đàm phán ở một giám đốc kinh doanh. Bạn phải biết cách thương lượng, đàm phán không chỉ với giám đốc, nhân viên mà còn với cả khách hàng và các nhà cung cấp khác. Khả năng thương thảo thông minh, khéo léo giúp CCO đạt được những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh. Nhờ đó mà quá trình làm việc diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Quản trị sự thay đổi

Môi trường kinh doanh hiện nay luôn có sự thay đổi nhanh chóng. Vì thế, giám đốc kinh doanh phải có tầm nhìn để tiên lượng được các thay đổi có thể xảy ra. Không chỉ dự đoán những tình huống bất ngờ phát sinh mà CCO còn phải đưa ra các chiến lược phù hợp giúp công ty không bị động và đạt được những lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ.

CCO có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh làm việc hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu và lợi nhuận tối ưu. Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn làm rõ câu hỏi CCO là gì? Mời bạn đến với Nội thất Vito để chiêm ngưỡng và lựa chọn những mẫu nội thất văn phòng nhập khẩu cao cấp, tạo nên môi trường làm việc chất lượng, chuyên nghiệp cho CCO.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *