Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng của sơn vào thực tế

Chắc hẳn cụm từ “Sơn tĩnh điện” không còn quá xa lạ với người Việt. Có thể chúng ta không để ý hoặc không biết, nhưng sơn tĩnh điện có mặt ở khắp mọi nơi từ những vật dụng nhỏ nhất trong nhà. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Và chúng ứng dụng như thế nào trong thực tế? Hãy cùng Vito theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Sơn tĩnh điện là gì?

Đây là loại sơn có tên gọi tiếng anh là Electrostatic Powder Coating. Là phương pháp sơn với công nghệ hiện đại và được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer từ năm 1950. Chúng được đưa vào sử dụng phổ biến trong sản xuất nhờ vào sự thay thế công nghệ cũ mà cho ra được sản phẩm với chất lượng cao và giá thành thấp so với những sản phẩm cùng loại khác.

Quá trình thực hiện công nghệ sơn tĩnh điện
Quá trình thực hiện công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô. Do tính chất phủ ở dạng bột của sơn. Khi sơn bề mặt, sơn sẽ được tích một điện tích dương (+) đi qua thiết bị súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm (-) để tạo ra được sự bám dính chặt chẽ giữa bột sơn và vật sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện ngoài mang lại những ưu điểm tuyệt vời về kinh tế còn đáp ứng được một vấn đề lớn nữa đó chính là thân thiện với môi trường.

Phân loại sơn tĩnh điện

Trên thực tế sơn bề mặt tĩnh điện được phân chia thành 2 loại: Sơn ướt và sơn khô. Chúng mang những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì vậy sẽ được ứng dụng trên chất liệu sản phẩm khác nhau để tạo ra được chất lượng tốt nhất.

Màu sắc đa dạng của sơn tĩnh điện khô
Màu sắc đa dạng của sơn tĩnh điện khô

Sơn tĩnh điện ướt

Công nghệ sơn ướt tĩnh điện chiếm nhiều ưu điểm hơn so với loại khô. Vì vật liệu này có thể sơn được trên nhiều loại bề mặt như: kim loại, nhựa, gỗ,… Nhưng với tính chất ở dạng dung môi nên nếu sơn còn thừa, phần dư thừa sẽ không thể thu hồi lại để tái sử dụng được. Loại này gây ra ô nhiễm môi trường và chi phí sơn khá cao.

Sơn tĩnh điện khô

Công nghệ sơn khô tĩnh điện có mặt hạn chế là chỉ sơn được trên các vật liệu được làm bằng kim loại. Nhưng ngược lại so với công nghệ sơn ướt thì trong quá trình sử dụng những bột sơn không bám vào vật sẽ được thu hồi và có thể tái sử dụng. Nhờ đó chi phí sơn cũng thấp hơn và hạn chế được tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ưu điểm và nhược điểm của sơn tĩnh điện

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà sơn dạng tĩnh điện lại được ứng dụng phổ biến trên thị trường như vậy. Cũng chính nhờ vào những ưu điểm vượt trội sau của chúng so với các loại sơn thông thường:

  • Về mặt kinh tế, nhờ vào độ bám dính của sơn lên đến 60-70% so với các loại sơn truyền thống và bột sơn dư trong quá trình dùng cũng được mang tái sử dụng lại. Như vậy, có thể thấy, sơn được sử dụng triệt để và giá thành cũng vì vậy mà thấp hơn.
  • Quy trình được thực hiện dễ dàng và rất an toàn cho người sản xuất nếu trong quá trình chế tạo có bị sơn bám dính vào người.
  • Chất lượng của công nghệ sơn này rất bền, chúng có khả năng chống mài mòn, trầy xước, khó bị ăn mòn bởi các hóa chất hay thời tiết.
  • Sơn tĩnh điện an toàn và thân thiện với môi trường, vì loại sơn này không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sẽ không gây hại đến môi trường. Chất thải của chúng có thể xử lý trong bãi rác, không giống như những loại sơn thông thường có chứa các thành phần độc hại, có thể làm suy thoái tầng ozon và nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách.
Sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường và an toàn cho người chế tác
Sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường và an toàn cho người chế tác

Nhược điểm

Một trong số những nhược điểm hàng đầu của sơn tĩnh điện chính là chi phí đầu tư ban đầu. Vì để hoàn thiện được sản phẩm bắt buộc phải có hệ thống máy móc bao gồm: súng phun tĩnh điện, bộ nén khí, lò sấy khô. Bên cạnh đó, cần đảm bảo được nguồn điện lớn để duy trì hệ thống, nên chi phí ban đầu rất tốn kém.

Tìm hiểu thêm: Top 5+ tủ locker giá rẻ không nên bỏ lỡ

Nhược điểm thứ hai cũng không kém phần quan trọng chính là đội ngũ vận hành hệ thống. Yêu cầu phải là những người có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật tốt và nắm rõ được quy trình để tạo ra thành phẩm.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong thực tế

Hiện nay sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong gia đình hay trong các ngành công nghiệp. Ví dụ như: Ứng dụng trong chế tạo xe hơi, xe gắn máy, cơ khí, viễn thông hay các lĩnh vực sơn trang trí, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp,…

Sơn tĩnh điện được ứng dụng trên cửa nhôm
Sơn tĩnh điện được ứng dụng trên cửa nhôm

Nhờ vào đặc tính bền màu, khó bị phai theo thời tiết nên hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng cao trong ngành cửa nhôm kính. Và có thể thấy hầu hết các loại nhôm hiện tại có mặt trên thị trường đều sử dụng công nghệ sơn này.

Ngoài ra chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng trên các sản phẩm có mặt xung quanh đời sống như: kệ sắt mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cửa nhôm. Hay ứng dụng trong các sản phẩm của ô tô như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa,…

Kết luận

Với những thông tin được Nội thất Vito cung cấp bên trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ được sơn tĩnh điện là gì và ứng dụng của chúng vào thực tế như thế nào. Các sản phẩm nội thất văn phòng mà Vito đang cung cấp hiện cũng ứng dụng công nghệ này nên có độ bền cao. Bạn có thể liên hệ Nội thất Vito để được tư vấn thêm.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *