Quy tắc thiết kế phòng bếp đẹp, hiện đại

Hiện nay, mọi gia đình, mọi cá nhân đều ưa thích và lựa chọn phòng bếp đẹp, hiện đại. Việc sở hữu một không gian nấu nướng và ăn uống tiện nghi và sang trọng luôn là mong ước của các tổ ấm. Nhưng làm thế nào để xây dựng không gian bếp hiện đại, hợp thời. Cùng khám phá câu trả lời qua những quy tắc thiết kế được giới thiệu sau đây.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế không gian bếp hiện đại

Để xây dựng căn bếp đẹp, hiện đại, những quy tắc sau bạn cần chú ý:

Quy tắc phong thủy

Một trong những vấn đề thiết yếu trong kiến trúc phòng bếp hiện đại chính là phong thủy. Bạn cần sắp đặt nội thất bếp khoa học, tiện nghi theo phong thủy để có không gian sống giàu tính thẩm mỹ và công năng.

Sở hữu phòng bếp đẹp, hiện đại là mong muốn của các gia đình
Sở hữu phòng bếp đẹp, hiện đại là mong muốn của các gia đình

“Nhất vị, nhì hướng” – đầu tiên là vị trí, thứ 2 là hướng đặt các đồ vật trong phòng phải đảm bảo hợp lý để mang đến may mắn và thuận lợi cho gia chủ. 

Cần nhớ tới một số vấn đề sau khi sắp xếp đồ đạc trong phòng như:

  • Không được đặt nội thất bếp đối diện nhà vệ sinh
  • Bồn rửa nên đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực nấu và tủ lạnh
  • Thùng rác nên đặt dưới bồn rửa và không bị cản trở bởi các ống dẫn
  • Đặt tủ lạnh không quá sát với các vật dụng khác, phải đảm bảo tối thiểu khoảng cách 38cm. Không đặt tủ lạnh đối diện cửa nhà
  • Bếp nấu không được đặt sát các vật dụng khác, tối đa là 30cm hoặc 38cm. Bếp ga không nên đối diện phòng ngủ.
  • Máy hút mùi hoặc các đồ vật phía trên bếp phải có khoảng cách tối thiểu 75cm để tránh cháy nổ, bắt lửa.
  • Máy lọc không khí nên đặt ở độ cao từ 38cm đến 110cm để người dùng dễ điều khiển mà không gây tiếng ồn.
  • Phải chừa lối đi lại thông thoáng phía sau bàn ghế ăn, tối thiểu 80cm tính từ chân bàn đến chân tường. 
  • Bàn ăn phải có chiều cao tối thiểu là 75cm và mỗi người phải có khoảng ngồi tối thiểu 60cm.

Quy tắc hợp lý trong sắp xếp nội thất

Lựa chọn và sắp xếp nội thất nhà bếp hợp lý và khoa học là điều cơ bản để tạo nên không gian hiện đại và giàu tính thẩm mỹ. Cụ thể:

Lắp đặt khu vực chính của phòng bếp đầy đủ và thuận lợi. Bao gồm khu lưu trữ (kho, tủ lạnh) – khu nấu ăn (bếp ga, bếp điện) – khu dọn dẹp (bồn rửa). Thông thường, các nội thất liên quan của từng khu vực phải đặt vị trí hình tam giác nhằm thuận tiện cho việc sử dụng của gia chủ.

Bạn nên chú ý đặt khu bồn rửa và khu nấu nướng gần nhau. Bởi vì trong lúc nấu, bạn sẽ phải thường xuyên rửa nguyên liệu thức ăn. Việc gần nhau sẽ khiến người nấu ăn dễ dàng di chuyển và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, gần nhưng không sát cạnh nhau nhé.

Tìm hiểu thêm: 10 ý tưởng trang trí Tết văn phòng đẹp nhất 2022
Nội thất nhà bếp phải có sự sắp xếp hợp lý, khoa học
Nội thất nhà bếp phải có sự sắp xếp hợp lý, khoa học

Khoảng cách tủ lạnh – bếp, bếp – bồn rửa, tủ lạnh – bồn rửa không quá 65cm. Bạn không nên đặt những chiếc tủ cao hoặc tấm ngăn cách trong khu vực bếp. Như vậy sẽ làm cản trở quá trình nấu nướng hoặc chuẩn bị đồ ăn. 3 khu vực phải được nối liền và thông với nhau, đảm bảo sự linh hoạt và gắn kết.

Để đảm bảo người nấu di chuyển dễ dàng trong quá trình nấu nướng, bạn cần tạo lối đi hợp lý. Thông thường, nhà bếp chỉ có 1 người nấu ăn thường xuyên thì nên sắp xếp đồ vật và chừa lối đi tối thiểu là 105cm. Nhưng nếu có 2 người thường xuyên sử dụng nhà bếp, bạn nên tạo lối đi tối thiểu 120cm.

Quy tắc hình dáng hệ tủ bếp

Mỗi không gian kiến trúc khác nhau sẽ cần lắp đặt hệ tủ bếp khác nhau. Hãy kiểm tra diện tích, mặt bằng không gian nhà mình như thế nào để lựa chọn 1 trong 3 kiểu dáng phổ biến là chữ I, chữ U hoặc chữ L.

Với diện tích bếp rộng và vuông, bạn nên chọn ngay hệ tủ hình chữ U.

Còn nhà bếp nhỏ và có góc tường thì hệ tủ hình chữ L là phù hợp.

Gian bếp nhỏ và thẳng thì hình chữ I của hệ bếp rất vừa vặn.

Việc chọn đúng hình dáng tủ sẽ giúp bạn tối ưu hóa diện tích tốt nhất.

Quy tắc chất liệu nội thất

Phòng bếp hiện đại thích hợp với các món đồ nội thất bằng kim loại. Các sản phẩm kim loại có tuổi thọ cao và độ bền tương đối tốt, mang đến chất lượng cuộc sống hiện đại và sang trọng. Bên cạnh đó, thiết kế kim loại sở hữu vẻ đẹp lịch lãm, trang nhã và độc đáo tạo nên không gian đẳng cấp và tiện nghi.

Bạn nên chọn nội thất có màu sắc ấm như vàng, đồng đỏ, đồng thiếc, bạc để tạo nên gian bếp ấm áp và sang trọng. Những vật dụng được làm từ vật liệu này khá phổ biến, từ vòi nước, thiết bị điện, tủ lạnh, bồn rửa,…

Chất liệu nội thất bếp gỗ, kim loại,... được nhiều người yêu thích
Chất liệu nội thất bếp gỗ, kim loại,… được nhiều người yêu thích

Một chất liệu nội thất khác mà bạn không nên bỏ lỡ chính là gỗ. Gỗ tự nhiên như anh đào, óc chó được sử dụng để tạo nên những thiết kế tủ bếp hiện đại, sang trọng. Sự có mặt của sản phẩm gỗ sẽ khiến nhà bếp trở nên ấm áp và trang hoàng hơn.

Quy tắc ánh sáng trong phòng

Không gian bếp thiếu ánh sáng sẽ khiến cả không gian tù tùng và thiếu khoa học. Vì thế, bạn nên sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong nhà bếp. Không gian này cần có cửa sổ để vừa sáng vừa thanh lọc không khí và hạn chế mùi thức ăn.

Nếu không tiện lắp đặt cửa sổ, bạn nên sử dụng máy hút mùi và ánh sáng từ đèn chiếu sáng để hỗ trợ. Không gian bếp có ánh sáng đầy đủ sẽ tạo nên sự ấm áp cho những bữa cơm gia đình. Ánh sáng tốt cũng giúp người nấu dễ thao tác cũng như người ăn thích thú với bữa cơm hơn.

Quy tắc không gian mở

Xu hướng thiết kế không gian bếp mở khá phổ biến và yêu thích hiện nay. Đó là kiểu thiết kế không sử dụng vách ngăn phòng mà thay vào đó là sự liền kề của các không gian chức năng. Bạn sẽ nhận thấy bếp thường liền với phòng ăn và phòng khách một cách khoa học và hợp lý.

Để mang đến không gian mở ấn tượng và giàu thẩm mỹ, bạn cần biết lựa chọn nội thất phù hợp. Đó là bàn ăn ở vị trí trung tâm phải có sự kết nối không gian. Đồ vật này xem như là vật ngăn cách giữa phòng bếp với phòng khách. Hoặc bạn lựa chọn kệ đa năng vừa có vai trò lưu trữ đồ đạc vừa làm vách ngăn phòng.

Thiết kế mở mang đến sự giao thoa gần gũi giữa các không gian trong nhà. Đồng thời, cực kỳ tiết kiệm diện tích sử dụng, thích hợp với các gia đình có diện tích nhỏ và hẹp.

Quy tắc màu sắc

Không nên xem nhẹ yếu tố màu sắc khi xây dựng nội thất nhà bếp. Bạn nên lựa chọn các gam màu trung tính hoặc sáng để mang đến cảm quan thị giác phù hợp. Những gam màu này cũng khá hợp thời và khó bị lỗi mốt dù xu hướng thiết kế thay đổi.

Màu sắc được phối hợp hài hòa tạo nên không gian giàu tính thẩm mỹ
Màu sắc được phối hợp hài hòa tạo nên không gian giàu tính thẩm mỹ

Các đồ vật trong nhà bếp nên có màu trung tính như trắng, be, xanh hoặc ghi. Các gam màu nhẹ nhàng dễ phối hợp với các đồ vật khác cũng như sơn tường trong phòng.

Bạn có thể lựa chọn tất cả các nội thất có cùng 1 màu hoặc xen kẽ màu sắc để tạo nên điểm nhấn thú vị.

Một số kiểu thiết kế phòng bếp hiện đại

Thiết kế bếp chữ U

Bạn có thể tham khảo kiểu bếp chữ U đẹp và sang trọng này. Các nội thất bếp được sắp xếp theo hình chữ U khép kín. Với 3 mặt tủ bếp – tủ để đồ – bồn rửa bao quanh tạo nên không gian nấu nướng linh hoạt.

Với những phòng ăn nhỏ, vuông, bạn có thể hô biến một phần bếp thành bàn ăn tiện lợi. Ngay khi thức ăn ra lò sẽ được chuyển sang phía bên cạnh thưởng thức. Thậm chí, chủ nhà còn có thể bố trí thêm đảo bếp để tăng không gian lưu trữ. Bạn có thể biến bồn rửa ở trung tâm thành nơi sơ chế thức ăn và thành bàn ăn cực kỳ tiện lợi.

Kiểu bếp chữ U phù hợp với các không gian nhỏ, hẹp. Nhờ đó mà bạn tiết kiệm diện tích khá lớn mà vẫn đảm bảo chức năng nấu nướng hợp lý. Để tối ưu hóa nơi nấu nướng, bạn có thể lắp đặt tủ bếp kịch trần.

Thiết kế bếp chữ L

Một mẫu thiết kế khá phổ biến hiện nay chính là tủ bếp chữ L. Thiết kế vuông góc và mở rộng về hai cạnh. Nhờ thế, bạn có thể tận dụng khu vực góc để tạo nên phòng bếp tiện lợi và tiết kiệm. 

Thiết kế bếp chữ L khiến chị em mê mẩn bởi sự gọn gàng và sang trọng
Thiết kế bếp chữ L khiến chị em mê mẩn bởi sự gọn gàng và sang trọng

Bạn nên lựa chọn các nội thất tiện nghi cho khu vực nấu nướng và sắp xếp chúng khoa học. Đó là bếp từ/bếp ga, lò nướng/lò vi sóng, máy hút khói, bồn rửa chén, tủ lạnh. Kiểu bếp chữ L tạo cảm giác thông thoáng và giúp người nấu rút ngắn quãng đường di chuyển.

Chủ nhà có thể lựa chọn sắc màu tổng thể cho khu vực bếp với kiểu thiết kế này. Có thể là tông trắng tạo cảm giác sang trọng và sạch sẽ. Hãy là nội thất gỗ nâu vàng ấm áp và gần gũi. Sự kết hợp giữa màu trắng và đen của đồ dùng bếp tạo nên tổng thể thống nhất và hợp lý.

Thiết kế bếp chữ I

Kiểu bố trí bếp thẳng chữ I thường được các gia đình có diện tích nhỏ về chiều ngang lựa chọn. Với cách sắp xếp này, toàn bộ không gian bếp được nằm về một phía bên tường. Nhờ thế, tất cả các dụng cụ nấu ăn, thiết bị nấu nướng và nguyên vật liệu được sắp xếp gần nhau, thuận tiện cho người dùng lấy khi cần.

Một số kiểu thiết kế còn bố trí thêm hốc để đồ sau cửa hoặc dưới bếp nhằm tận dụng không gian lưu trữ đồ dùng, giảm thiểu diện tích bị xâm chiếm cho căn bếp. Bạn nên sắp xếp bồn rửa ở giữa tủ lạnh và khu vực nấu nướng. Như vậy, bạn dễ dàng thu dọn và chuẩn bị nguyên liệu trước và sau khi nấu.

Để tạo nên phong cách hiện đại, sang trọng, bạn nên lựa chọn nội thất có chất liệu acrylic bóng gương và laminate vân gỗ. Các đồ vật tiện nghi với sắc màu hòa hợp khiến căn phòng trở nên gọn gàng và sạch sẽ. Không những thế, gam màu sáng giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn và làm căn bếp đẹp hơn, thu hút hơn.

Tủ bếp chữ I khiến gian bếp rộng rãi và tiện nghi
Tủ bếp chữ I khiến gian bếp rộng rãi và tiện nghi

Mong muốn có được phòng bếp hiện đại, đẹp, tiện nghi là nhu cầu của nhiều gia chủ trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết cách lựa chọn nội thất sao cho phù hợp nhất để tạo nên không gian hoàn hảo và ấn tượng.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *