Chất liệu polyester – đặc tính, ứng dụng và tầm quan trọng

Chất liệu polyester là một loại vải sợi tổng hợp có nhiều tính năng ưu việt. Cũng nhờ thế mà ngày nay, polyester được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là ngành may và sản xuất sản phẩm nội thất. Dưới đây là những phân tích của nội thất Vito để giúp bạn hiểu thêm về chất liệu này.

Vải polyester từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Những bộ trang phục hay ga gối đệm được làm từ chất liệu này thường có độ bền cao, mềm mại và được nhiều người yêu thích. Vậy còn những gì mà bạn chưa biết về chất liệu này? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Định nghĩa chất liệu polyester 

Thuật ngữ polyester được dùng để chỉ các loại vải được làm từ sợi tổng hợp polyester. Cấu tạo sợi vải polyester có thành phần đặc trưng là ethylene – một chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. Để tạo nên sợi vải polyester thì người ta có quá trình hóa học trùng hợp. Trong quá trình này, các nhà sản xuất sẽ phản ứng rượu và axit trong một phản ứng hóa học, giúp cho các phân tử liên kết ngẫu nhiên với nhau. Sau đó, hình thành nên những phân tử lớn có cấu trúc tương đồng.

Ghế chất liệu polyester 
Ghế chất liệu polyester 

Sợi polyester được chia làm 4 loại, bao gồm: Sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Cấu tạo của chất liệu polyester rất đặc biệt nên có khả năng chống bụi bẩn, chống nhăn,… Thậm chí, vải 100% polyester có thể cắt họa tiết bằng laser và có thể sở hữu nếp gấp vĩnh viễn. Với quần áo 100% polyester thì có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện khi sử dụng. Do đó, người ta thường trộn polyester với các loại sợi khác như cotton. Ưu thế của loại vải polycotton được pha trộn là bền, thoáng khí, chống nhăn.

Ứng dụng của vải polyester hiện nay khá rộng rãi trên nhiều ngành như sản xuất may mặc, làm chăn ga gối đệm, vải công nghiệp, rèm cửa, các đồ dùng cách nhiệt, khăn lau chống nước,… Đặc biệt, với tính chất kháng khuẩn, kháng nước, vải polyester cũng được dùng trong sản xuất đồ lót.

Nguồn gốc của chất liệu polyester 

Từ những năm 1930 thì polyester đã được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Cho đến những năm từ 1939 cho đến 1941 thì chất liệu này mới thực sự được chú ý bởi các nhà khoa học người Anh. Họ bắt đầu có những nghiên cứu sâu về polyester cũng như có những bước để tổng hợp được chất liệu này một cách nhanh chóng và khoa học nhất.

Vào năm 1946, người đầu tiên phát hiện ra polyester là Dupont đã mua bản quyền sản xuất và mang vải polyester đến gần hơn với thị trường và người tiêu dùng. Hiện nay, vải polyester có 2 dạng chính là Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). 

Chất liệu polyester được phát hiện trong phòng thí nghiệm
Chất liệu polyester được phát hiện trong phòng thí nghiệm

PET hiện được ứng dụng nhiều hơn so với polyester còn lại. Người ta có thể sử dụng PET độc loại hoặc có thể trộn thêm những loại vải khác nhằm phát huy được công dụng chống nhăn, chống bám bụi một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí lựa chọn ghế quỳ văn phòng Cầu Giấy phù hợp

Quy trình để sản xuất chất liệu polyester 

Sản xuất sợi polyester đòi hỏi khá nhiều công đoạn và công nghệ. Trong đó, có 5 công đoạn chính đối với việc sản xuất polyester bao gồm: Trùng hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng và cuốn sợi. Cụ thể:

– Giai đoạn trùng hợp:  2 chất dimethyl terephthalate và ethylene glycol sẽ phản ứng với nhau ở nhiệt độ từ 150 – 200 độ C. Để quá trình trùng hợp diễn ra nhanh hơn thì người ta sẽ cho vào một số chất xúc tác. Sau phản ứng này cho ra kết quả là monomer. Tiếp theo, monomer lại tiếp tục được kết hợp với axit terephthalic, nhiệt độ cũng được tăng lên ở mức 280 độ C và tạo thành polyester. Từ đây, polyester lại được nóng chảy và ép thành những dải dài.

– Giai đoạn làm khô: ở bước này, dải polyester ở trên sẽ được làm lạnh cho đến khi cứng lại. Sau đó lại được cắt nhỏ thành những hạt cực kỳ nhỏ. Hạt này có thể bảo quản dễ dàng cũng như có độ bền cao.

– Giai đoạn kéo sợi: Sợi chất liệu polyester nhỏ được đun trong nhiệt độ 260 – 270 độ C để chảy ra và trở thành dung dịch đặc sệt. Dung dịch này được đựng trong thùng bằng kim loại hay ổ phun. Sợi polyester sẽ được ép qua những lỗ nhỏ với nhiều hình dạng từ đa giác cho đến trơn tròn. Mật độ ổ phun sẽ thay đổi tùy theo kích thước sợi vải. Những sợi nhỏ này lại tiếp tục xoắn vào với nhau để tạo thành sợi đơn. Các nhà sản xuất có thể thêm chất hóa học trong quá trình kéo nhằm tăng tính năng của vải như chống cháy, chống tích điện, nhuộm màu,…

Quy trình sản xuất chất liệu polyester gồm nhiều giai đoạn
Quy trình sản xuất chất liệu polyester gồm nhiều giai đoạn

– Giai đoạn kéo căng: Sợi b sau khi kéo thường rất mềm và có thể kéo dài ra thêm hàng trăm lần nữa. Đường kính và độ dài của sợi polyester cũng sẽ thay đổi sau khi kéo căng. Các sợi đơn lúc này có thể liên kết với nhau để tạo nên độ mềm cũng như độ cứng của vải.

– Giai đoạn cuốn sợi: Bước cuối cùng, người ta sẽ cuốn sợi đã được kéo căng vào ống sợi lớn để mang đi dệt vải.

Ưu và nhược điểm của chất liệu polyester 

Ưu điểm

Vải polyester có khá nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn không thể bỏ qua:

– Khả năng chống nước: Loại vải polyester có tính chất hút ẩm kém, có thể chống nước cực kỳ tốt. Các sản phẩm như áo khoác, túi ngủ, lều bạt thường được dùng loại vải này để sản xuất. Vải rất dễ để gia công và sơn phủ bền màu.

– Chống nhăn tốt: Bên cạnh tính kháng nước thì chất liệu polyester còn có thể chống nhăn hiệu quả. Vải được giặt khó bị biến dạng hay nhăn dù sử dụng trong thời gian dài.

– Nhuộm màu khá ấn tượng: Vải polyester được sử dụng nhiều trong ngành thời gian, vì thế chất liệu này cần được nhuộm màu để tạo nên tính đa dạng và thẩm mỹ của sản phẩm. Loại vải này có thể nhuộm màu đơn giản, sắc nét và giữ màu vô cùng tốt.

Chất liệu polyester có nhiều ưu điểm
Chất liệu polyester có nhiều ưu điểm

– Chống bụi, dễ dàng vệ sinh nên polyester được nhiều người ưa thích.

– Giá thành vải polyester tương đối rẻ.

– Vải polyester còn có khả năng chống cháy, cách nhiệt tốt.

Nhược điểm

Chất liệu polyester cũng có những nhược điểm khá lớn như:

– Vải polyester rất dày, trọng lượng cũng lớn. Sản phẩm mang đến cảm giác bí bách, khó chịu.

– Vải polyester cũng dễ bắt lửa.

Ứng dụng của chất liệu polyester 

Chất liệu này được sử dụng rộng rãi trong đời sống với những ứng dụng đa dạng như:

– May ô, dù, áo mưa hay lều bạt nhờ có tính chống thấm nước hiệu quả của vải.

– Thun polyester được sử dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, cụ thể là may trang phục như đồ lót, đồ thể thao, chăn ga, vải bọc nội thất,…

– Chất liệu này cũng có thể trở thành một lớp cách nhiệt bên trong đệm nếu là sợi rỗng.

– Người ta pha sợi polyester với các loại sợi khác như modal, cotton,… Để giúp cho vải bền màu hơn, dễ bảo quản, nhuộ màu đẹp và ít bị nhăn. 

Chất liệu polyester trong sản xuất nội thất 
Chất liệu polyester trong sản xuất nội thất 

– Trong lĩnh vực nội thất, vải polyester được sử dụng để bọc ghế văn phòng mang đến vẻ đẹp và sự tinh tế, bền bỉ cho sản phẩm.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản chất liệu polyester 

Nhìn chung, việc làm sạch bề mặt vải polyester tương đối dễ. Bản thân chất liệu này đã khó có thể bị bám bẩn. Vì thế, bạn có thể sử dụng chổi hoặc máy hút bụi nếu có vết bụi bám trên bề mặt. Ngoài ra, bạn chỉ cần giặt nhẹ nhàng là có thể làm sạch vết bẩn lâu ngày. Vải polyester có thể làm khô nhanh, không bị nhàu và không cần phải là quá nhiều.

Kết luận

Mong rằng những kiến thức được chuyên gia nội thất Vito cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất liệu polyester. Tại Vito hiện có khá nhiều mẫu ghế văn phòng sử dụng chất liệu này. Sản phẩm có vẻ đẹp hiện đại và tuổi thọ cao, xứng đáng để bạn có thể tham khảo.

>> Epoxy – chịu lực, thẩm mỹ, độc đáo cho mọi không gian và vật liệu

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *