Nhận diện plywood – ván ép công nghiệp bền bỉ không kém gỗ tự nhiên

Nói đến vật liệu công nghiệp thì không thể không nhắc đến plywood hay còn gọi là ván ép. Với công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, ván ép đã được cải tiến về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nội thất cũng đã tận dụng vật liệu này để tăng chất lượng, độ bền của sản phẩm, thiết kế. 

Ván ép công nghiệp được sử dụng khá nhiều và linh hoạt trong các sản phẩm nội thất hay xây dựng. Loại vật liệu này có rất nhiều ưu điểm như chống thấm nước, bề mặt đẹp không kém gỗ tự nhiên, màu sắc ấn tượng,… Nên rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này thì mời các bạn đến với chia sẻ của nội thất Vito.

Tìm hiểu chung về gỗ plywood 

Plywood còn được gọi bằng những cái tên khác là ván ép, gỗ dán,… Vật liệu này được hình thành từ những lớp gỗ mỏng được lạng ra và ghép lại với nhau theo một kỹ thuật đặc biệt. Các lớp gỗ mỏng sẽ được xoay vuông góc với nhau và được dán lại bằng keo dính chuyên dụng. Thêm vào đó, gỗ sẽ được hoàn thiện sau khi đưa vào ép dưới áp suất cao. Mỗi một tấm ván ép sẽ có độ bền cao, khó bị mối mọt hay cong vênh dưới tác động của ngoại lực và thời tiết.

Ván ép plywood xuất hiện từ khá lâu

Theo các nguồn thông tin khác nhau thì lịch sử của ván ép khá lâu đời. Từ thời Ai cập và Hy lạp cổ đại thì các tấm ván mỏng đã được dán lại với nhau để sử dụng. Năm 1797, Samuel Bentham – một kỹ sư đóng tàu đã xin cấp bằng sáng chế liên quan đến vật liệu này. Ông mô tả việc dán nhiều lớp gỗ mỏng với nhau để có tấm ván gỗ dày hơn và chắc chắn hơn. Và hơn 50 năm sau thì Immanuel Nobel – Kỹ sư người Thụy Điển đã phát minh ra máy tiện quay để hỗ trợ tạo ra ván ép công nghiệp.

Năm 1860, một nhà máy sản xuất plywood đã được thành lập tại nước Pháp và vào năm 1865 thì ván ép bắt đầu được đưa vào sản xuất nhiều hơn tại Hoa Kỳ. Cho đến năm 1928, vật liệu gỗ có kích thước 1.2 x 2.4 m đã được giới thiệu như một vật liệu xây dựng, đánh dấu sự phổ biến của ván ép.

Ngày nay, gỗ dán được sử dụng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Loại vật liệu này có thể áp dụng trên mọi bề mặt, tạo nên tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bạn có thể sử dụng loại gỗ này để làm vật liệu hoàn thiện, hỗ trợ những vật liệu khác hay làm vật liệu xây dựng. Ván ép có thể uốn cong bằng hơi nước, nước và nhiệt độ. Người ta cũng có thể sử dụng ván ép để đúc các sản phẩm theo hình dáng mong muốn.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp plywood

Trước khi đến với các ứng dụng của loại gỗ này thì chúng ta sẽ phải hiểu rõ ràng cấu tạo của ván ép. Cụ thể, ván ép được hình thành nên từ những thành phần chính là các tấm gỗ mỏng và keo dính chuyên dụng.

– Gỗ mỏng hay gỗ lạng: Gỗ có độ dày chỉ khoảng 1mm. Gỗ sẽ được xếp chồng lên nhau và so le theo quy tắc lớp trên xoay vân gỗ 90 độ so với lớp dưới và liên tục như thế cho đến khi đạt được độ dày mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết bàn họp gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Cấu tạo plywood bao gồm gỗ lạng và keo công nghiệp

– Keo dính chuyên dụng: Có 2 loại keo thường dùng để liên kết các tấm gỗ mỏng là keo phenol và keo formaldehyde. Trong đó:

+ Keo phenol: keo có tác dụng liên kết các tấm gỗ mỏng lại với nhau, tạo độ cứng cũng như phẳng cho gỗ dán. Loại keo này tăng khả năng chịu nước cho gỗ. Loại keo này được sử dụng rộng rãi.

+ Keo Formaldehyde: keo giúp các tấm gỗ liên kết với nhau và tăng độ bền. Đồng thời, loại keo này cũng giúp cho sản phẩm tránh được biến dạng, co ngót hay cong vênh. Keo formaldehyde có tính độc hại lớn hơn keo phenol nên được sử dụng ít hơn.

Quy trình sản xuất gỗ ép plywood

– Bước 1: Gỗ tự nhiên sẽ được khai thác và cưa thành những khúc gỗ tròn có tiêu chuẩn và kích cỡ tiện dụng nhất để sản xuất ván ép. Người ta sẽ phải loại bỏ mối mọt trên bề mặt gỗ trước khi sử dụng. Sau đó, từ các khúc gỗ này, người ta sẽ sử dụng máy móc chuyên dụng để lạng và bóc tách thành những lớp gỗ mỏng.

– Bước 2: Quy cách của lạng gỗ mỏng là 8 feet x 2 feet cho cả tấm và 4 feet x 2 feet cho lớp lõi. Những lớp gỗ mỏng này sẽ được cho vào một loại máy chuyên dụng để tăng đàn hồi.

– Bước 3: Các lạng gỗ mỏng sẽ tiếp tục được sấy khô trong một hệ thống nhiệt được kiểm soát. Độ ẩm trong gỗ sau khi làm khô còn khoảng từ 6-8%.

– Bước 4: Những lớp gỗ mỏng được sấy khô ổn định sẽ được phun keo và ép trong áp suất cũng như thời gian nhất định để giúp cho lớp keo thấm vào gỗ, giúp ván gỗ trở nên cứng chắc hơn.

– Bước 5: Những lớp gỗ phun keo sẽ lại được ép nóng. Các lớp ván ruột được trải đều và đưa lên máy ép dưới nhiệt độ 1000 độ C. Thời gian ép nóng từ 15 – 20 phút tùy từng loại keo sử dụng để giúp chết keo.

– Bước 6: Gỗ sau khi được ép nóng sẽ chuyển qua cắt thô, làm sạch bề mặt, chà nhám,… Ván gỗ lúc này sẽ được cắt thành hình chữ nhật và sofa nhám cuộn hoặc nhám thùng để làm phẳng, mịn và đồng đều bề mặt.

– Bước 7: Ván ép tiếp tục được phun keo thêm một lần nữa và phủ lớp dán lên bề mặt. Ở công đoạn này, ván ép sẽ được đưa vào máy ép nhiệt giúp khô keo.

– Bước 8: Ép ván thêm 4 lần nữa bằng cách làm nóng và nén trong dây chuyền để giúp tăng tính bền của vật liệu.

– Bước 9: Cắt gọt lần cuối và chà nhám hoàn thiện từ 2 – 3 lần.

Ván ép plywood được sản xuất qua nhiều công đoạn

Kích thước gỗ công nghiệp plywood

Ván ép công nghiệp hiện được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng, sản xuất. Mỗi tấm ván gỗ ép sẽ được tạo nên từ số lớp gỗ lẻ như 3, 5, 7, 9, 11 lớp,… Giữa mỗi ván gỗ sẽ có một lớp lõi giữa và hai bên lõi có hướng vân giống nhau.

Từ số lớp gỗ đó mà độ dày của gỗ cũng sẽ thay đổi từ 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm hoặc 25mm. Độ rộng và dài của ván ép gồm có những thông số như: 1.22 x 2.44m, 1.16 x 2.24m, 1m x 2m,…

Tỷ trọng trung bình của ván ép công nghiệp là 600 – 700kg/ m3.

Phân loại ván ép công nghiệp plywood

Mặc dù trên lý thuyết thì quy trình sản xuất ván ép sẽ trải qua những bước như trên. Tuy nhiên, dựa trên những loại gỗ khác nhau mà ván ép cũng sẽ được phân loại thành những loại khác biệt. Cụ thể như:

– Ván ép gỗ mềm: Sử dụng những loại gỗ giá rẻ như gỗ thông, linh san, tuyết tùng,… Các loại cây này có sự phát triển quanh năm, do đó giá thành của gỗ cũng rẻ hơn. Kết cấu của ván gỗ mềm khá bền bỉ, chịu lực tốt nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế xây dựng. Độ dày của ván gỗ từ 1.4mm – 4.3mm. Kích thước phổ biến là 1.2 x 2.4m.

– Ván ép gỗ cứng: Loại ván ép công nghiệp này được làm từ gỗ của những loài cây hạt kín như gỗ sồi, óc chó, gỗ phong, bạch dương,… Người ta sản xuất ván ép với 3 – 7 lớp và có khả năng chịu lực tốt. Gỗ không bị cong vênh cũng như khó bị đè nén hay nứt gãy. Loại ván này còn có thêm khả năng chống mài mòn, chống va đập cực kỳ tốt. Nhờ giữ được tính thẩm mỹ nên ván ép gỗ cứng thường được dùng để ốp tường, sàn nhà,… 

>> Làm đẹp mọi căn phòng bằng giá sách treo tường độc đáo

Plywood có nhiều loại khác nhau

– Ván ép nhiệt đới: Tropical plywood được sử dụng những loại cây thân gỗ nhiệt đới khu vực châu Á. Tuy nhiên, hiện nay, loại ván ép này hiện cũng được sản xuất ở những khu vực khác như châu Phi, Nam Mỹ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Loại gỗ này có ưu điểm là mật độ gỗ lớn, độ bền cũng như các lớp gỗ đồng đều. Hơn nữa, vì tiêu chuẩn sản xuất ván ép nhiệt đới khá cao, do đó chất lượng của loại ván ép này cũng hơn hẳn những loại khác. Vật liệu này phổ biến ở nhiều quốc gia như Nhật bản, hàn Quốc, Anh, Đài Loan,…

– Ván ép cường độ cao: Vật liệu này thường được sử dụng để chế tạo máy bay trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng như một số loại máy bay chiến đấu ngày nay. Do đó, nó còn được gọi là ván ép máy bay. Ván ép được làm từ gỗ gụ châu Phi, gỗ vân sam và gỗ bạch dương. Loại gỗ này có khả năng chống ẩm cao, chịu được nhiệt độ lớn.

–  Gỗ dán trang trí: Cũng là một loại plywood được làm từ gỗ sồi đỏ, hồng mộc, bạch dương, sồi,… Vật liệu này có ưu thế về thẩm mỹ với vân gỗ đẹp, sang trọng và được sử dụng để làm bề mặt trong thiết kế nội thất và xây dựng.

– Các loại ván ép khác trên thị trường gồm có ván ép chống ẩm, chống cháy, ván ép chống va đập,…

Ứng dụng của gỗ plywood

– Làm vật liệu xây dựng: ván ép được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng với chức năng là khuôn đổ bê tông hay làm vật liệu phủ bên ngoài sàn tạm, vỏ mái,… Người ta có thể dùng ván ép để làm sàn nhà hay vách ngăn giúp tiết kiệm chi phí nếu xây dựng kho bãi. Nhờ tính chất chống ẩm, chống nấm mốc và chịu được tác động của thời tiết nên sản phẩm này được coi là một vật liệu giá rẻ. 

>> Vách ngăn – giải pháp giá rẻ tiết kiệm diện tích văn phòng

– Dùng để đóng thuyền, tàu: Người ta sử dụng ván ép cường độ cao để làm thân máy may hay thân tàu bè. Vật liệu này dẻo dai, đàn hồi, dễ uốn ép và mỏng nhẹ giúp cho tàu thuyền có thể nổi trên mặt nước. 

Ứng dụng của plywood trong sản xuất nội thất

– Sản xuất nội thất: Là chức năng rất phổ biến của ván ép. Người ta có thể sản xuất ghế, bàn, sofa, và những sản phẩm nội thất phổ biến trong gia đình, văn phòng.

>> Sofa phòng khách – 6 bí kíp sở hữu sản phẩm hàng đầu

Kết luận

Như vậy là bạn đã được biết đến chất liệu ván ép plywood. Với những tính chất nổi bật, loại vật liệu này được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Bạn cũng có thể sở hữu ngay cho mình một thiết kế nội thất làm từ ván ép công nghiệp tại nội thất Vito. Hiện Vito cung cấp rất nhiều mẫu nội thất văn phòng với giá cả phải chăng, chất lượng cao dành cho khách hàng trên toàn quốc.

Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.

Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi. 

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *