Phong cách Indochine hay nội thất Đông Dương là một phong cách đã có mặt từ rất lâu và được hưởng ứng bởi các gia đình Việt. Phong cách này mang đến những không gian ấm áp và phù hợp với truyền thống, văn hóa của Việt Nam. Nếu các bạn cũng đang tìm hiểu phong cách này để áp dụng cho căn hộ của mình thì đừng bỏ qua thông tin từ nội thất Vito nhé!
Được biết đến như là một sự giao thoa của phương đông và phương tây, phong cách nội thất Indochine luôn thể hiện được những giá trị trường tồn với thời gian. Trong kiến trúc cũng như nội thất, phong cách này đã và đang mang đến cho người dùng sự thoải mái, ấn tượng và thể hiện được gu thẩm mỹ cũng như cá tính.
Định nghĩa phong cách Đông Dương
Thuật ngữ Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là Đông Dương. Bán đảo Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc bao gồm 6 quốc gia ở vùng Đông Nam, châu Á là: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và một phần Malaysia. Bán đảo thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp từ năm 1887 – 1954.
Vì nằm ở gần Ấn Độ (indo)và Trung Quốc (China) nên văn hóa của 6 nước có ít nhiều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ. Tên của bán đảo cũng được ghép từ Indo – China và tiếng Pháp đọc thành Indochine.
Dưới sự ảnh hưởng của các nền văn hóa kể trên, phong cách Indochine đã bắt đầu được hình thành. Không chỉ có những đặc điểm của văn hóa Trung – Ấn mà phong cách này cũng có những đặc trưng của kiến trúc Tân cổ điển Pháp. Tại Việt Nam, phong cách này còn chịu nhiều yếu tố của địa lý và văn hóa Việt. Từ đó dần hình thành một phong cách riêng biệt và phù hợp với các gia đình Việt.
Trong phong cách Đông Dương, ta có thể bắt gặp những nét kiến trúc, nội thất thuộc Pháp cổ hòa quyện cùng với những màu sắc, chất liệu dân tộc. Tất cả được điều chỉnh, “nhiệt đới hóa” để thích hợp với khí hậu cũng như đặc trưng của vùng miền. Ngày nay, phong cách này đã trở thành một trong những phong cách nội thất chính và xuất hiện trong khá nhiều lĩnh vực khác nữa.
Lịch sử hình thành của phong cách nội thất Đông Dương
Như đã nói ở trên, phong cách Indochine xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Trải qua 3 giai đoạn phát triển từ năm 1893 – 1954. Và mạnh mẽ nhất là năm 1920, phong cách này đã phát triển ở Việt Nam. Cụ thể:
– Giai đoạn 1: Bắt đầu từ những thập niệm 80 và 90 cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, giai đoạn này được gọi là áp đặt. Khi người Pháp mang những kiến trúc đặc trưng của châu Âu xây dựng nhiều công trình ở bán đảo Đông Dương. Các công trình này được xây dựng và trang trí một cách phô trương nhằm thể hiện quyền lực của chủ nghĩa thực dân.
– Giai đoạn 2: Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 30, 40 của thế kỷ 20. Những kiến trúc trong giai đoạn này không còn có đường nét cũ xưa mà bắt đầu có sự ảnh hưởng của trào lưu Art Nouveau, Art Deco,… Các công trình kiến trúc và nội thất đã được điều chỉnh để thích hợp với văn hóa và khí hậu tại các nước thuộc địa. Trong đó, có những hình khối và họa tiết địa phương được kết hợp như mỹ thuật Khmer, Chăm, Hoa, họa tiết kỷ hà, sắt cong,…
– Giai đoạn 3: Sau những năm 1930, phong cách Đông Dương hiện đại phát triển mạnh và bắt kịp với xu hướng của thế giới. Những vật liệu được sử dụng như bê tông, cốt thép, hình khối đơn giản được sử dụng nhiều hơn và bắt đầu có những nét đặc trưng riêng.
Một số công trình kiến trúc phong cách Indochine vẫn còn lưu lại cho đến bây giờ bao gồm Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử, Nhà hát lớn thành phố (Sài Gòn), Bảo tàng Mỹ thuật, hay Nhà hát lớn Hà Nội, Tòa án Hà Nội,…
Đặc điểm nổi bật của phong cách nội thất Đông Dương
Kiến trúc giao thoa giữa Âu và Á
Kiến trúc phong cách Indochine có những không gian rộng và cao giúp cho các căn phòng trở nên thoáng đãng, thông gió và đầy đủ ánh sáng. Lối kiến trúc này phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Ngày nay, các căn hộ hiện đại cũng có bố trí giếng giời để tạo nên sự dễ chịu cho người dùng.
Bên cạnh đó, vì chịu ảnh hưởng của các phong cách Tân cổ điển Pháp, Art Deco, Art Nouveau nên đường nét trong không gian Indochine được kết hợp rất đơn giản, hiện đại với những hình khối lập thể và cách bố trí tự do, không cứng nhắc hay quá gò bó. Có thể bạn sẽ bắt gặp những công trình với đường nét châu Âu cổ điển nhưng vẫn có sự hòa trộn độc đáo với kiến trúc châu Á.
Hệ cửa cũng như mái nhà theo phong cách Đông Dương có đặc trưng là mái ngói âm dương với hoa văn ở đỉnh và những góc cong. Ngoài ra, những kiến trúc mái bằng mỹ thuật cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Trong khi đó, cửa được kết hợp là loại cửa kính 2 lớp với khung kính bên trong. Sử dụng kiểu cửa này giúp cho mọi căn phòng luôn đầy đủ ánh sáng mà vẫn đảm bảo ấm áp vào mùa đông, mát vào mùa hè.
Vật liệu thuần Việt
Nhắc đến phong cách Indochine là nói đến những chất liệu mang đậm chất văn hóa vùng miền của Việt Nam. Những vật liệu thiên nhiên được sử dụng tạo nên bản sắc văn hóa khó có thể thay đổi được. Hơn nữa, những chất liệu này cũng phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Cụ thể:
– Gỗ tự nhiên: Phải nói rằng đây là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong những không gian nội thất Indochine. Từ kết cấu của công trình cho đến mái nhà, cửa, trần, sàn,… đều có thể sử dụng chất liệu gỗ. Không chỉ dừng lại ở đó, rất nhiều sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường ngủ hay các sản phẩm trang trí như phù điêu, tượng,… cũng được lựa chọn từ các chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp. Vẻ đẹp mộc mạc của gỗ cùng với tuổi thọ sản phẩm rất phù hợp với phong cách Đông Dương.
– Mây, tre, nứa, cói: Cũng là những chất liệu được sử dụng nhiều tương đương với gỗ. Các sản phẩm nội thất bằng mây, tre, đồ trang trí bằng cói,… tăng vẻ đẹp hoài cổ cho không gian và giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên.
– Sắt cong, kim loại: Các chất liệu này được kết hợp linh hoạt trong thiết kế nội thất Indochine. Các chi tiết mạ vàng hay được sơn tĩnh điện mang nét ấn tượng của sự cách tân, giúp cho không gian trở nên sang trọng hơn.
– Gạch nung, gạch bông: Được sử dụng trong kiến trúc biệt thự, nhà phố,… các chất liệu này có mặt trong hầu hết mọi công trình. Tương tự, ngói cũng được sử dụng rất quen thuộc giúp tạo nên vẻ đẹp cổ điển của thiết kế.
Màu sắc nhiệt đới
Là một phong cách được ưa chuộng bởi sự mới mẻ và ấm áp, những màu sắc mang tính nhiệt đới được sử dụng vô cùng đa dạng trong mỗi không gian. Các màu sắc có sự hòa trộn giữa gam màu hiện đại với những màu có hơi hướng hoài cổ. Màu thường xuyên được bắt gặp nhất là vàng và đỏ sẫm. Hai màu này dễ dàng kết hợp và khá nổi bật, tạo nên hình ảnh của một phong cách Đông Dương mang đậm bản sắc vùng miền.
Ngoài ra, những gam màu khác cũng được sử dụng ngày càng tinh tế giúp cho không gian nội thất trở nên sinh động, sáng sủa và ấn tượng hơn. Ví dụ như màu trắng, vàng kết hợp với xanh lá đậm tạo nên không gian nhiệt đới mát mẻ mà không kém phần dễ chịu. Hay những màu như nâu, vàng, xanh lá,… cũng tạo nên không gian hoài cổ mà vẫn tự nhiên.
Họa tiết truyền thống
Những họa tiết truyền thống được sử dụng nhiều trong không gian nội thất Đông Dương bao gồm:
– Họa tiết hình kỷ hà gồm các nhóm như họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn và họa tiết hồi văn. Những họa tiết này sử dụng hình tròn, vảy rùa, tam giác, hay các chữ cách điệu lên tạo nên vẻ đẹp ấn tượng.
– Họa tiết hoa lá, tĩnh vật: Được cách điệu từ các hình ảnh trái cây, hoa, lá, bộ tam sự phòng thờ, trái châu (hỏa châu),… Một số họa tiết quen thuộc gồm bộ tứ quý tùng – cúc – trúc – mai,…
– Họa tiết linh vật: Bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phụng đước d làm họa tiết trong trang trí nội thất Đông Dương.
– Họa tiết chữ nhật: Các loại hán tự Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ,… mang ý nghĩa tốt lành và may mắn thường được treo trong nhà.
Một số không gian nội thất phong cách Đông Dương
Phòng khách
Không gian phòng khách nội thất Indochine có vẻ đẹp hơi hướng hoài cổ nhưng vẫn hiện đại và tiện nghi. Các sản phẩm nội thất gỗ, màu sắc chủ đạo trắng, nâu, vàng được kết hợp hài hòa tạo nên một không gian sang trọng và ấn tượng. Sự đơn giản trên từng thiết kế tạo nên một tổng thể bừng sáng, đầy sức sống và có hồn riêng.
Phòng ngủ
Không gian phòng ngủ ấm áp phong cách Đông Dương được rất nhiều gia chủ sử dụng. Căn phòng này có ánh sáng tự nhiên cũng như lưu thông không khí, rất hợp phong thủy và thẩm mỹ. Màu sắc trắng vàng được kết hợp hài hòa, cân đối cùng với màu nâu của cửa gỗ mang đến sự nhẹ nhàng. Các sản phẩm nội thất được sử dụng vừa đủ, tiết chế tạo sự thoải mái khi cần thư giãn và nghỉ ngơi.
Phòng làm việc
Không gian làm việc phong cách Indochine bao gồm những kệ sách lớn với các loại sách hay đồ trang trí kiểu cổ. Bàn làm việc được chạm khắc từ chất liệu gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp mộc mạc mà không kém phần tinh tế. Trong không gian này. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo.
Phòng ăn và bếp
Không gian phòng ăn và bếp theo phong cách Đông Dương được áp dụng trong nhiều căn hộ Việt. Không gian này có đầy đủ tiện nghi và được tiết chế những chi tiết, họa tiết rườm rà. Những màu sắc nhã nhặn và thanh lịch được sử dụng mang đến cho bạn những bữa cơm ấm áp.
Kết luận
Nhìn chung, phong cách nội thất Đông Dương đã và đang được rất nhiều gia đình Việt lựa chọn. Phù hợp với truyền thống và văn hóa Việt, phong cách này góp phần làm nổi bật các không gian nội thất. Để được tư vấn chi tiết hơn, các bạn có thể liên hệ đến nội thất Vito. Các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.
>> Phong cách Industrial và những thiết kế nội thất mạnh mẽ, táo bạo
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Bài viết liên quan: