Nghe là việc con người tiếp nhận âm thanh khi trò chuyện. Chúng ta nghe là phản xạ tự nhiên nhưng để học được cách lắng nghe phải mất một quá trình dài. Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe là điều cơ bản trong môi trường hiện đại ngày nay. Không chỉ với gia đình bạn bè mà đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp.
Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào?
Lắng nghe là điều kiện tiên quyết giúp cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả hơn. Trong khi lắng nghe, bạn vừa thu thập thông tin, đặt vấn đề thắc mắc và đưa ra ý tưởng để tương tác với đối phương. Lắng nghe còn tạo được sự liên kết với người nói, mang lại cho họ cảm giác được tôn trọng và cảm thông.
Kỹ năng này còn hạn chế được những cuộc xung đột không đáng có. Từ đó tạo dựng nên nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây cũng là nền tảng của sự thành công trong cuộc sống. Cụ thể:
Trong công việc
Dù bạn có làm bất cứ ngành nghề gì thì kỹ năng lắng nghe luôn quan trọng. Lắng nghe để giúp bạn thấu hiểu và nhìn ra tâm tư của người đối diện mình.
Đôi khi lắng nghe còn có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong giao tiếp và tăng sự gắn kết trong công việc. Không chỉ bạn mà sếp bạn cũng cảm thấy thích phong cách làm việc này hơn.
Trong cuộc sống
Để xây dựng và phát triển mối quan hệ, kỹ năng nghe là điều vô cùng quan trọng. Khi bạn là người biết lắng nghe, mối quan hệ sẽ trở nên gắn bó hơn. Ngược lại, bạn có thể chia sẻ nỗi buồn và cũng có người sẵn sàng lắng nghe bạn. Từ đó bạn sẽ được mọi người yêu mến và tin tưởng.
Nguyên tắc để có kỹ năng nghe hiệu quả nhất
Để việc lắng nghe trong cuộc giao tiếp đạt hiệu quả thì bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau đây.
Tập trung vào cuộc trò chuyện
Cuộc trò chuyện là sự tương tác giữa người nói và người nghe. Khi có người nói đồng nghĩa người nghe cũng nên tập trung vào cuộc trò chuyện. Nếu bạn không để ý đến câu chuyện và mất tập trung sẽ khiến cho người nói khó chịu. Đồng thời gây ấn tượng xấu với người khác và mất dần thiện cảm.
Tuyệt đối không ngắt lời người khác đang nói
Khi một người thường hay ngắt lời người khác đồng nghĩa với việc lắng nghe kém và khiến đối phương khó chịu, không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Nếu muốn nghe tốt thì cần phải tạo ra không gian cho người khác nói. Thay vì giành để nói thì bạn có thể nghe và thu thập lại thông tin.
Bạn nên đặt mình vào vị trí đối phương để hiểu và cảm nhận. Chắc chắn bạn sẽ không thích những người như vậy.
Không phán xét đối phương và đưa ý kiến rõ ràng
Cuộc nói chuyện có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào những người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói chuyện với người bảo thủ, lấy ý của mình làm tiêu chuẩn cho cộng đồng, yêu cầu người khác phải chấp thuận và làm theo quan điểm của một cá nhân.
Điều này không có nghĩa là bạn không có ý kiến cá nhân. Nếu ý kiến hay trên tinh thần đóng góp xây dựng thì vẫn đạt thành công cho cuộc nói chuyện. Vì quan điểm của người khác chưa chắc đã đúng. bạn cần có chính kiến riêng để hoàn thiện hơn về vấn đề trong cuộc nói chuyện.
>> XEM THÊM: Kỹ năng đào tạo – tối ưu cho việc phát triển nguồn nhân lực
Đặt câu hỏi sao cho hợp lý
Khi lắng nghe, đương nhiên bạn sẽ có những câu hỏi. Bạn có thể đặt câu hỏi về vấn đề bạn chưa rõ nhưng phải biết chọn thời điểm hợp lý. Tránh những trường hợp chen ngang ngắt lời đối phương thì thật không hay chút nào.
Nếu bạn đặt câu hỏi hay và đúng trọng tâm, cuộc nói chuyện sẽ trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, vẫn có những người đặt câu hỏi đi lệch với chủ đề câu chuyện, dẫn tới mọi người xung quanh không được thoải mái. Khi bạn biết đặt câu hỏi một cách tinh tế, mọi người sẽ đánh giá bạn là một người biết lắng nghe. Từ đó, bạn sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Bên cạnh việc lắng nghe thì bạn có thể biểu đạt ý kiến qua ngôn ngữ hình thể như sau: ngạc nhiên, xúc động, vui vẻ,… Bằng các biểu hiện qua hình thể sẽ khiến đối phương cảm giác bạn đang nghe và tiếp nhận những gì họ truyền đạt.
Đề xuất ý kiến mang tính xây dựng
Không phải chỉ im lặng lắng nghe thì cuộc trò chuyện mới tốt được. Việc này đôi khi khiến đối phương cảm thấy họ đang tự độc thoại mà thôi. Bạn hãy đưa ra ý kiến cá nhân để đáp lại sự truyền đạt của người đối diện. Đồng thời khẳng định rằng bạn đang nghe họ nói.
Bạn có thể sử dụng một số câu nói như: “Tôi cũng gặp trường hợp như bạn”, “Tôi đồng ý với ý kiến của bạn”, “Tôi hứng thú với quan điểm mà bạn đang nêu ra”,… Bởi chính những tương tác như thế này sẽ khiến cho cuộc trò chuyện không bị nhàm chán. Đó cũng là một dấu hiệu cho thấy cuộc nói chuyện thành công.
Kết luận
Trong giao tiếp không chỉ kỹ năng nói mà cần cả kỹ năng lắng nghe. Một cuộc trò chuyện thành công là giúp đối phương thấu hiểu và truyền đạt được hết thông tin cho nhau. Chính vì vậy, lắng nghe sẽ kết nối con người và nâng cao giá trị bản thân trong cuộc giao tiếp.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Bài viết liên quan: