Kỹ năng giải quyết xung đột mà ai cũng cần phải biết

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh được những tranh chấp và bất đồng ý kiến với người khác. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp bạn xử lý các tình huống đó nhanh chóng và dễ dàng. Hãy cùng Nội Thất Vito theo dõi bài viết dưới đây để hình thành và nâng cao kỹ năng này nhé.

Vì sao bạn cần trang bị kỹ năng giải quyết xung đột?

Trong rất nhiều tình huống, xung đột dễ dàng xảy ra do có vấn đề liên quan đến lợi ích, tư tưởng, quan điểm trái chiều. Rất nhiều người có cách ứng xử kém khiến cho khiến cho xung đột nhỏ có xu hướng trở nên căng thẳng hơn. Vì thế, trong những trường hợp này, kỹ năng để có thể giải quyết mâu thuẫn cực kỳ quan trọng.

Kỹ năng xử lý tình huống xung đột luôn cần thiết
Kỹ năng xử lý tình huống xung đột luôn cần thiết

Kỹ năng khéo éo giải quyết xung đột có thể áp dụng ở bất cứ tình huống, môi trường nào. Bạn có thể gặp những tình huống khó tại nơi làm việc, tại một quan café hay trong chính gia đình mình. Nhưng môi trường khó giải quyết nhất chính là công sở. Có kỹ năng giải quyết các xung đột nội bộ sẽ hạn chế được việc chia rẽ, tạo nên sự gắn kết và tăng hiệu quả chung cho công việc. Nhờ đó, tổ chức trong công ty sẽ luôn đoàn kết và vững mạnh.

5 kỹ năng giải quyết xung đột 

Xung đột là hiện tượng xảy ra khi có sự mâu thuẫn về lợi ích, giá trị hay nhu cầu giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Trong đó một bên nhận thấy mình bị ảnh hưởng xấu bởi các bên còn lại. Từ đó dẫn đến suy nghĩ, hành động gây xung đột giữa hai bên. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể áp dụng để xử lý dứt điểm các tranh chấp và duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Hạn chế bất đồng quan điểm trong công việc
Hạn chế bất đồng quan điểm trong công việc

Xác định cốt lõi vấn đề gây ra xung đột

Bạn nên suy xét các bên liên quan để xem họ gặp vấn đề gì. Từ đó xác định xem hai bên mâu thuẫn với nhau ở điểm nào. Đó chính là nút thắt của xung đột mà bạn cần phải tháo gỡ và cũng là bước đầu tiên cần có để tìm ra cách giải quyết về sau.

Lắng nghe và thấu hiểu

Trong một cuộc xung đột, nếu cả 2 bên đều tranh nhau nói chắc chắn vấn đề không bao giờ được giải quyết. Bạn cần lắng nghe từ 2 phía để hiểu hoàn toàn câu chuyện sau đó phân tích và bắt đầu tìm hướng khắc phục. Nếu có thể bạn nên sắp xếp một cuộc nói chuyện với tất cả thành viên liên quan để  mọi người có cơ hội giãi bày. Đây là cách tốt nhất để lắng nghe và thấu hiểu  mong muốn của hai bên. Từ đó đưa ra  phương pháp giải quyết phù hợp nhất cho vấn đề.

Mâu thuẫn được giải quyết nhờ kỹ năng xử lý xung đột
Mâu thuẫn được giải quyết nhờ kỹ năng xử lý xung đột

Đề cao sự công bằng

Vốn dĩ xung đột xảy ra do sự thiếu công bằng về lợi ích. Bởi vậy, chìa khoá để tháo gỡ xung đột chính là đảm bảo sự công bằng. Khi tranh cãi, mọi người luôn đề cao cái tôi của bản thân và khẳng định mình là người đúng. Chính vì vậy, mâu thuẫn càng bị đẩy lên đỉnh điểm. Trong lúc này, bạn như một người thẩm phán cần có kỹ năng giải quyết xung đột để đưa ra quyết định và phân xử một cách công minh. Nếu vô tình bạn bênh vực một bên nào đó sẽ làm cho mâu thuẫn trở nên rắc rối hơn.

>> XEM THÊM: Chia sẻ bí quyết rèn luyện kỹ năng phản biện thành công

Tìm hiểu thêm: Bật mí những bí quyết chọn bàn chủ tịch cho người mệnh Hỏa

Động viên và khích lệ mọi người

Để giải quyết xung đột đòi hỏi người lãnh đạo phải biết tạo động lực, niềm tin cho mọi người. Hãy luôn nhắc mọi người: “Các dự án thành công luôn đòi hỏi sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, của tất cả các thành viên”. Động viên, khích lệ đúng lúc cũng  giúp mọi người có được tinh thần tích cực, vui vẻ. Từ đó giảm thiểu mâu thuẫn, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, tinh thần đồng đội và đoàn kết cùng nhau phát triển.

Mọi người vui vẻ làm việc sau khi giải quyết xung đột hiệu quả
Mọi người vui vẻ làm việc sau khi giải quyết xung đột hiệu quả

Biến xung đột trở thành cơ hội 

Tranh cãi không phải lúc nào cũng xấu. Việc cạnh tranh tạo động lực để mọi người sáng tạo, tập trung làm việc, nâng cao hiệu quả. Qua sự bất đồng ý kiến, mọi người hiểu nhau hơn từ đó tình cảm giữa các thành viên được gắn kết. Nếu bạn là người lãnh đạo, thì xung đột được xem như cơ hội tuyệt vời giúp bạn xây dựng đội nhóm, phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Đôi khi, tranh luận diễn ra giúp bạn nhìn thấy cách nhân viên của mình đối phó với nó như thế nào. 

Là một nhà lãnh đạo bạn nên hiểu rằng sự tha thứ, đồng cảm, tìm kiếm điểm chung và luôn luôn lắng nghe sẽ giúp đỡ bạn xử lý các xung đột hiệu quả. Hãy biến hạn chế của những cuộc xung đột thành cơ hội để bạn thể hiện khả năng lãnh đạo của mình.

Kết luận

Với những ai đang gặp khó khăn, chưa tìm ra cách xử lý tốt những tranh cãi, bất đồng trong công việc và cuộc sống, Nội Thất Vito hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết xung đột giúp mọi người hòa mình, yêu thương nhau hơn. Nếu các bạn đang tìm nhà cung cấp nội thất uy tín hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình nhé.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *