Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Veneer được đánh giá là loại gỗ đặc biệt bởi vì mang ngoại hình của gỗ tự nhiên nhưng bộ khung lại là gỗ công nghiệp. Vậy như thế nào là Veneer, ưu điểm và ứng dụng của loại gỗ này là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề thắc mắc nêu trên.

Tìm hiểu về Veneer

Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành các tấm có độ dày từ 0.6m và không quá 3mm. Đây là chất liệu có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng ứng dụng của nó lại thuộc về dòng gỗ công nghiệp. Nó được phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp để sản xuất thành các nội thất gia đình như bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí…, nội thất xe hơi, nhạc cụ gỗ như guitar, piano, violin…

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Chất liệu có chất lượng tốt, bề ngoài không khác gì gỗ tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều nên được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng. Tùy vào loại gỗ thịt được sử dụng mà màu sắc và vân gỗ của veneer khá đa dạng và cuốn hút.

Chất liệu độc đáo xuất hiện đầu tiên ở các nước phát triển. Các nước thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ đã biết đến nguyên liệu này để chế tạo sản phẩm nội thất cách đây 30 – 40 năm. Sự xuất hiện của Veneer được xem là giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác nhiều. Các loại gỗ quý đang có nguy cơ cạn kiệt sẽ được lạng mỏng ra thành rất nhiều tấm ván veneer. 

>> Swedish – Vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật Bắc Âu cổ điển

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Để có được miếng ván gỗ veneer phải trải qua quy trình 7 bước như sau;

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ thịt. Gỗ óc chó/gỗ sồi/gỗ tràm bông vàng tách vỏ, ngâm/luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.

Bước 2: Lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng, độ dày từ 0.6mm đến dưới 3mm.

Tìm hiểu thêm: 6 tiêu chí đánh giá uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Bước 3: Gỗ đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Không làm khô bằng ánh nắng tự nhiên sẽ dễ làm gỗ bị cong vênh, giòn, dễ gãy.

Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Loại keo được sử dụng là UF, với thành phần chính là NH4CL – không độc hại, có khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh, không thấm nước. Gỗ công nghiệp thường là gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ finger… 

Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Công đoạn được thực hiện tự động.

Bước 6: Dùng máy chà nhám để xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.

>> Bí mật của gỗ óc chó cùng những ứng dụng tuyệt vời của chất liệu này

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ veneer

Vì được tạo thành từ gỗ tự nhiên và dán trên gỗ công nghiệp nên gỗ veneer mang đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. 

Ưu điểm của gỗ veneer

  • Tính thẩm mỹ cao: Vẻ ngoài có màu sắc và vân gỗ của gỗ tự nhiên. Bảng màu của nó khá đa dạng với sắc màu gần gũi, ấn tượng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
  • Dễ gia công, chất lượng tốt: Phần cốt gỗ mang đặc điểm của gỗ công nghiệp nên dễ gia công, tạo hình theo nhu cầu của khách hàng. Chất gỗ có khả năng chống thấm nước, cong vênh khá tốt. Độ bền của gỗ khá cao tuy không sánh bằng gỗ tự nhiên.
  • Giá thành rẻ: So với gỗ tự nhiên thì gỗ veneer có giá thành rẻ hơn nhiều. Với những khách hàng yêu thích dòng gỗ tự nhiên nhưng chưa có đủ tài chính thì sản phẩm bằng veneer có thể thay thế rất phù hợp. Món đồ đáp ứng mong muốn của bạn mà có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Nhược điểm của gỗ veneer

  • Độ bền chưa hoàn hảo: Độ dày của tấm rất mỏng, chỉ tính bằng mm được dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp nên độ bền vẫn còn hạn chế. Sản phẩm nội thất bằng chất liệu này dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng nên bạn cần hạn chế các lực mạnh hoặc vật nhọn gây xước bề mặt.
  • Khả năng chống thấm nước chưa tốt: Vì độ dày của tấm gỗ khá mỏng nên sản phẩm có thể bị thấm nước nếu thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy, các đồ dùng làm từ chất liệu này không nên đặt ở những nơi ẩm thấp. Các thiết kế tủ bếp veneer nên được lau khô thường xuyên để tránh gây ẩm mốc bề mặt tủ.
Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Ứng dụng của gỗ veneer

Với những ưu điểm về tính thẩm mỹ, chất lượng và giá thành như trên, gỗ veneer được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Tủ bếp veneer

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của gỗ veneer chính là tủ bếp. Khách hàng rất ưa chuộng mẫu tủ bếp được làm từ gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào.

  • Tủ bếp gỗ sồi (sồi trắng hoặc sồi đỏ) có bề mặt đẹp và tính ổn định cao. Sản phẩm chống cong vênh và mối mọt tốt.
  • Tủ bếp gỗ xoan đào sở hữu màu nâu đỏ bắt mắt. Thiết kế có độ bền, tính ổn định tốt, kháng mối mọt và sâu bọ hiệu quả. Đường vân sắc nét tạo nên bề mặt sang trọng và thu hút.
  • Tủ bếp gỗ óc chó có bề mặt mịn, sáng vân gỗ. Bề mặt không bị trầy xước, ăn mòn qua thời gian sử dụng. Việc lau chùi vệ sinh khá dễ dàng.

Các mẫu tủ bếp veneer có khả năng chống ẩm, chống cong vênh cực tốt. Bề mặt tủ bếp giống như gỗ tự nhiên nên rất khó phân biệt bạn đang sử dụng tủ gỗ tự nhiên hay gỗ veneer nếu chỉ nhìn qua bề mặt. Thiết kế có khả năng chống chọi lại môi trường ẩm ướt tốt hơn so với chất liệu gỗ tự nhiên.

>> Phong thủy nhà bếp: 7 nguyên tắc vàng mà gia chủ nên biết

Giường gỗ veneer

Giường gỗ veneer là một sự sáng tạo của thế giới nội thất. Sản phẩm được làm từ cốt gỗ MDF chống ẩm hoặc gỗ tự nhiên ghép thanh. Bề mặt phủ veneer (được làm từ gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ xoan đào…). Có nhiều kích thước giường veneer để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích căn phòng. 

Mẫu nội thất này có bề mặt đẹp, phẳng. Đường vân gỗ sắc nét mang lại vẻ đẹp hiện đại, trẻ trung và tinh tế. Hầu hết các mẫu giường veneer có kiểu dáng hình họp với đường nét đơn giản, gọn gàng. 

>> Kích thước tab đầu giường như thế nào chuẩn – đẹp – hợp phong thủy?

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Tủ quần áo gỗ veneer

Dòng tủ quần áo làm từ gỗ veneer có trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ nên được nhiều gia đình, cá nhân lựa chọn. Bề mặt tủ nhẵn, sáng bóng tô điểm không gian thêm ấm cúng và gần gũi.

Chất liệu veneer dán trên bề mặt gỗ công nghiệp có khả năng chống công vênh, mối mọt và nứt gãy dưới sự thay đổi của thời tiết. Đường vân đa dạng trên bề mặt cho phép người dùng thoải mái lựa chọn mẫu mã theo sở thích, phong cách. Nhà sản xuất dễ dàng thay đổi đường vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ hoặc đảo vân, chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Sàn gỗ veneer

Bên cạnh sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ veneer đang được nhiều người biết đến và lựa chọn. Sản phẩm được cấu tạo nhiều lớp với các lớp gỗ ngang – dọc có khả năng chống lại sự co giãn. 

Vì thế mà sàn ổn định hơn so với gỗ tự nhiên. Bạn không phải lo lắng về các vấn đề nứt vỡ giống như sàn gỗ tự nhiên. Loại sàn gỗ veneer được sử dụng cho nhiều không gian như nhà bếp, sàn có hệ thống sưởi bên dưới. 

Kích thước của tấm ván khá lớn nên khi lắp đặt sẽ giúp sàn nhà không bị rối mắt. Hơn nữa, chúng được xử lý bề mặt theo các góc độ khác nhau như cắt chéo, cắt ngang, cắt thẳng, cắt vát, tiện tròn nên tạo được nhiều kiểu vân khác nhau, đa dạng hơn so với sàn gỗ nguyên khối.

Sản phẩm sở hữu bảng màu đa dạng và vẻ ngoài của gỗ tự nhiên nên mang đến vẻ đẹp sang trọng và gần gũi. Bạn dễ dàng lựa chọn sắc màu phù hợp với sở thích và phong cách nội thất nhà mình. 

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Đây là một sự lựa chọn mang tính bền vững, thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe con người. Hơn nữa, giá thành sản phẩm rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Với những căn nhà có mặt sàn lớn thì đây là giải pháp giúp gia chủ tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Kệ trang trí gỗ veneer

Bạn có thể lựa chọn mẫu kệ tivi hoặc kệ trang trí bằng gỗ veneer này. Bề mặt sở hữu vân gỗ đều, mượt của loại gỗ tự nhiên tạo thành veneer. Nhìn từ bên ngoài, nội thất có vẻ đẹp tự nhiên và thân thuộc. Bạn sẽ không cảm nhận được sự giả tạo như gỗ công nghiệp.

Thiết kế tăng tính sang trọng và hiện đại cho căn phòng. Với những căn hộ theo phong cách Scandinavian hay tối giản thì đây là sự lựa chọn thích hợp.

Không chỉ được dùng làm nội thất, gỗ veneer còn được ứng dụng để làm nội thất xe hơi, làm đèn trang trí, làm các loại nhạc cụ như guitar, violin, piano,.. 

>> Scandinavian – chiêm ngưỡng phong cách nội thất Bắc Âu quý phái

Lưu ý khi mua và sử dụng sản phẩm làm từ gỗ veneer

Để sở hữu nội thất gỗ veneer chất lượng, khách hàng cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Độ dày của Veneer

Veneer được hoàn thiện với độ dày từ 0.6mm đến dưới 3mm. Sau khi ép lên bề mặt ván gỗ công nghiệp sẽ tạo nên tấm gỗ có độ dày từ 3mm đến 25mm. Bạn nên cân nhắc sử dụng mẫu nội thất có độ dày tốt để đảm bảo chắc chắn, an toàn và độ bền cao. Không nên chọn mua thiết kế quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng sản phẩm sau này.

Loại veneer

Có rất nhiều loại veneer trên thị trường hiện nay, tùy vào loại gỗ tự nhiên được nhà sản xuất sử dụng. Vì vậy khi lựa chọn bất kỳ nội thất nào, bạn cần tìm hiểu về loại veneer được sử dụng. Bởi vì nhìn từ bên ngoài, rất khó để nhận biết được cốt gỗ công nghiệp bên trong là gì cũng như lớp phủ thực chất bên ngoài như thế nào.

Veneer: Định nghĩa, ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer

Mỗi loại cốt gỗ có độ bền, tính chống thấm nước cũng như giá thành khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng sản phẩm ở đâu để bạn lựa chọn thiết kế phù hợp. Nếu chọn nhầm loại veneer sẽ không đem lại chất lượng như mong muốn.

Là sự kết hợp tuyệt vời của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên veneer sở hữu những ưu điểm của hai loại gỗ này. Đây là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên nhưng kinh tế có hạn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu hơn về veneer cũng như những sản phẩm chất lượng được làm từ gỗ.

Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.

Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi. 

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *