Trong những năm gần đây, epoxy là vật liệu được lựa chọn để thi công nhà xưởng hay làm bề mặt cho gỗ, nhựa, sắt thép,… Vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vật liệu này để có thể sử dụng đúng cách. Cùng Nội thất Vito tìm hiểu tất tần tật những đặc điểm, cấu tạo cũng như tính chất của vật liệu này nhé!
Dù có ứng dụng phổ biến nhưng việc sử dụng epoxy đúng cách vẫn là điều khiến nhiều người lúng túng. Các chế phẩm từ vật liệu này cũng có chức năng đặc biệt, mang đến vẻ đẹp ấn tượng và độ bền cho sản phẩm, cho không gian thiết kế. Để có thể sử dụng chất liệu này một cách tốt nhất thì các bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây.
Epoxy là gì?
Epoxy là một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ các chuỗi carbon liên kết với những nguyên tố khác như hydro, oxy hoặc nitơ. Hay nói cách khác, gốc của epoxy là gốc nhựa composite. Nhìn chung, loại hợp chất này có những tính chất cơ lý khá đặc biệt. Hơn nữa, đây cũng là hợp chất có khả kháng lại tác động của môi trường hơn hẳn những gốc nhựa khác.
Hợp chất này hiện được sử dụng nhiều trong việc chế tác các chi tiết của tàu thuỷ, máy bay, giàn khoan,… Tính chất kết dính và khả năng kháng nước của hợp chất này được đánh giá rất cao, mang đến những lớp lót và lớp phủ có độ bền tuyệt vời.
Bên cạnh đó, do hợp chất epoxy có đến 2 vòng benzen bền vững ở trung tâm nên có thể chịu được nhiệt, áp suất tốt. Vật liệu này kháng nhiệt và cứng, dai, khó bị co ngót khi đã đóng rắn và có tính bám dính cực kỳ tốt. Vật liệu này có thể sử dụng trên những bề mặt như bê tông, gỗ, kính, kim loại,…
Chế phẩm từ epoxy khá đa dạng, mang đến những ứng dụng phong phú cho vật liệu này. Ví dụ như nhựa epoxy, keo hay sơn,…
Chi tiết về cấu tạo của epoxy
Hỗn hợp này khi ở dạng nguyên thể hạn chế tính chất, không đạt được những ưu điểm như đã giới thiệu ở trên. Người ta phải có cách kết hợp đặc biệt với các chất khác để tạo ra những loại hỗn hợp có đặc tính bền bỉ, dẻo dai.
Khi ở dạng nguyên sinh, cấu trúc phân tử của epoxy ở dạng mạch ngắn. Những chất đóng rắn sẽ giúp cho mạch phân tử nguyên sinh ở trên trở thành dạng mạch lưới dài và đạt được những tính chất tốt hơn. Trên bản chất hoá học, các nhóm chức epoxy không có khả năng tự kết nối nên chất tham gia sẽ đóng vai trò tạo nên kết nối bền vững.
Phân loại và ứng dụng chính của hỗn hợp epoxy
Sơn epoxy
Loại sơn này có hai thành phần A và B, mỗi thành phần lại có vai trò khác nhau và hỗ trợ cho nhau để tạo thành một vật liệu được nhiều người ưa thích. Cụ thể, thành phần A là thành phần chính, bao gồm những những hạt màu để tạo độ bóng, tính thẩm mỹ cũng như che bớt khuyết tật của bề mặt. Thành phần B là thành phần đóng rắn, chống chịu được các tác động từ môi trường cũng như ngoại lực.
Hai thành phần này được trộn lại với nhau tạo nên một vật liệu sơn vừa thẩm mỹ lại có độ bền cao. Loại sơn này có thể vệ sinh và lau chùi dễ dàng, rút ngắn thời gian và công sức cho người sử dụng. Đồng thời, bề mặt của vật liệu cũng sẽ trở nên bóng đẹp trong thời gian dài.
Chú ý, khi sử dụng loại sơn này thì người dùng cần trộn các thành phần theo tỷ lệ chính xác từ nhà sản xuất.
Các loại sơn epoxy trên thị trường hiện nay gồm có:
- Sơn gốc dầu: Hệ sơn epoxy này có 2 thành phần, hình thành bởi gốc dầu. Vì thế, nếu muốn sử dụng thì người ta phải pha sơn trong dung môi. Tỷ lệ của sơn dao động từ 5% đến 10% trong dung môi. Tuỳ vào hệ sơn mà tỷ lệ pha trộn sẽ khác nhau.
- Sơn gốc nước: Cũng tương tự như trên, đây là loại sơn hai thành phần có dung môi là nước. Loại sơn này chủ yếu được sử dụng để phun trực tiếp lên những bề mặt vật liệu khác như kim loại hợp kim, bê tông để tăng cường tính năng bảo vệ bề mặt và độ bền của vật liệu.
- Sơn epoxy tự san phẳng: Đúng như tên gọi, loại sơn này hoạt động trên nguyên lý tự cân bằng dòng. Sơn không cần dung môi. Loại sơn này được sử dụng trong những phòng sạch công nghiệp, xưởng sản xuất, showroom,… Sơn có khả năng chịu tải trọng cao và rất sạch sẽ, dễ vệ sinh.
>> Showroom nội thất là gì? Tiêu chí tạo nên showroom đẹp, thu hút
- Sơn chống tĩnh điện: Loại sơn này có thể kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và tránh xảy ra các tia lửa điện. Để đạt được tính chất này thì hệ thống sơn sẽ gồm có sơn epoxy điện trở cao được kết hợp với than hoạt tính cùng với hệ thống dây dẫn đồng nối vào mặt đất. Thành phần của loại sơn này cao cấp, đạt tiêu chuẩn ESD, JIS.
- Sơn chống chịu axit và kháng hoá chất: Loại sơn này còn được gọi là sơn sàn. Sơn có khả năng chống lại được sự ăn mòn của môi trường liền, axit hay hoá chất. Ứng dụng của sơn là các khu vực sàn, nền nhà xưởng, những nơi thường xuyên tiếp xúc hoá chất.
Những ứng dụng chính của sơn Epoxy
Tính chất của loại sơn này khá đa dạng và ấn tượng. Sơn khi phủ bề mặt sẽ khô nhanh, tính bay hơi thấp. Sơn sau khi đóng rắn sẽ bảo vệ được bề mặt, lớp phủ cứng và dễ làm sạch. Đó cũng chính là những lý do giúp loại sơn này được ưu ái sử dụng trong các ngành công nghiệp như thi công sàn, bảo quản axit, đóng thuyền,…
Sơn được sử dụng trên những diện tích lớn mà ít bị hao hụt vật liệu. Lớp phủ của sơn tạo nên sự gia cố cho bề mặt, đặc biệt là sàn bê tông. Tại những địa điểm như gara ô tô, nhà máy sản xuất, tầng hầm, bệnh viện,.. Loại sơn này được sử dụng khá nhiều. Cho dù sử dụng trong thời gian dài thì sơn cũng không bị mài mòn hay bám bụi quá nhiều.
Keo epoxy
Với những thành phần chính là nhựa resin và chất làm cứng hardener, loại keo này được hình thành từ phản ứng polyme hóa. Nhựa resin khi được pha trộn với chất xúc tác sẽ tạo độ khô keo. Các dải phân tử phản ứng hóa học chủ động tạo ra phản ứng toả nhiệt. Đây cũng chính là yếu tố quyết định khả năng kết dính và độ bền chắc của keo.
Phân loại keo epoxy:
Có hai loại keo chính được chia thành keo epoxy một thành phần và keo hai thành phần.
- Keo một thành phần: là loại keo đã có sẵn chất làm cứng hardener (chất xúc tác). Khi sử dụng chỉ cần dùng nhiệt độ trung bình để có thể sấy khô keo, giúp cho hiệu quả kết dính tốt hơn cũng như tránh được các lỗi khác.
- Keo hai thành phần: Thành phần đóng rắn và thành phần nhựa resin của loại keo này được tách riêng. Tốc độ khô của keo sẽ ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi keo tiếp xúc với môi trường thì sẽ bắt đầu khô nhưng sẽ nhanh hơn nếu như có nhiệt độ cao. Dù vậy, tốc độ khô của keo epoxy một thành phần vẫn cao hơn.
Ứng dụng keo epoxy
Nhờ những ưu điểm về độ chống thấm, chịu được tác động của môi trường cũng như liên kết tốt nên keo khá dễ để kết dính các vật bằng đồ gốm, kính, sứ,… Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có thể cố định máy móc vào sàn nhà xưởng.
Trong đời sống, loại keo này có thể trám, chữa các vết nứt của gỗ, bê tông hay kim loại. Từ đó giúp cho sản phẩm trở nên an toàn, chắc chắn và thẩm mỹ hơn mà không mất quá nhiều chi phí. Đặc biệt, keo không thấm nước nên rất thích hợp cho các thiết bị nhà bếp, vệ sinh hay mái tôn, mái nhà bị nứt,…
Trong thi công xây dựng, loại keo này được áp dụng để hàn dính các vật liệu như đá, gạch, kính,… mà không cần đến các chất liệu đắt đỏ khác.
Kết luận
Hi vọng từ những thông tin ở trên thì các bạn đã hiểu thêm về epoxy. Các chế phẩm của hỗn hợp này được sử dụng rộng rãi trên thị trường, nhất là trong thiết kế nội thất. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách sử dụng loại vật liệu này hoặc tìm mua những thiết kế nội thất chất lượng thì các bạn có thể liên hệ đến Nội thất Vito để được các chuyên gia tư vấn.
Đến ngay showroom của Vito để tham khảo và được tư vấn các mẫu nội thất văn phòng cao cấp nhé!
Mời bạn ghé qua Showroom của Nội Thất VITO tại Tòa nhà N07 – B1.2 Ngõ 2, Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bạn cũng có thể gọi qua Hotline: 0987033318 – 0973383163 – 0867.381.456 để được tư vấn trực tiếp.
Được phục vụ các bạn là hạnh phúc của chúng tôi.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Bài viết liên quan: