Tầm quan trọng của chứng nhận CO CQ với hàng hóa

Khi mua hàng, điều khách hàng quan tâm nhất chính là chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Một trong những loại chứng nhận được khách hàng tìm kiếm trên bao bì là CO CQ. Thông qua chứng nhận CO CQ, khách hàng sẽ thêm an tâm về chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, không phải người mua hàng nào có kiến thức hay hiểu biết về hai loại chứng nhận CO và CQ. Hãy cùng Vito tìm hiểu chi tiết các loại chứng nhận trong bài viết dưới đây nhé! 

CO CQ là hai loại chứng nhận được tìm thấy nhiều trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Người ta dựa trên các tiêu chí chất lượng để đánh giá được sản phẩm cps đáp ứng được những tiêu chí như hợp đồng hay những gì đã công bố với người dùng hay không. Để có được những chứng nhận này thì doanh nghiệp cũng phải trải qua những bước thủ tục nhất định.

Hiểu đúng về chứng nhận CO

Đầu tiên chứng nhận CO CQ không phải một mà là hai loại chứng nhận, CQ và CO. Trước hết hãy tìm hiểu CO là gì.

Chứng nhận CO là gì? 

Chứng nhận CO là từ viết tắt của Certificate of Origin. Đây là giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm và được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế.

Chứng nhận xuất xứ này có thể được cung cấp bởi một bên thứ ba có thẩm quyền hay được ủy quyền cấp phép cho nhà sản xuất hoặc đơn vị xuất khẩu cung cấp. Chứng nhận được nộp cho cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu nhằm chứng minh hàng hóa có thể đạt yêu cầu nhập cảnh hoặc hưởng ưu đãi nhất định.

Chứng nhận CO là gì?
Chứng nhận CO là gì?

Vai trò của chứng nhận CO

Chứng nhận này giúp khẳng định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là hợp pháp về thuế, về các quy định nhập khẩu của pháp luật. 

Ngoài ra, nhờ chứng nhận CO mà cơ quan chức năng có thể áp dụng mức thuế phù hợp. Từ đó sẽ chống tình trạng bán phá giá gây nhiễu loạn thị trường tiêu dùng. Đồng thời, hoạt động thương mại, thống kê xuất nhập khẩu của cơ quan liên quan cũng được thống kê dễ dàng hơn để đưa ra đánh giá về tình trạng xuất nhập khẩu của nước ta. 

Nội dung của mẫu chứng nhận CO 

Chứng nhận này có các thông tin về: 

Tìm hiểu thêm: Vách ngăn CNC – an toàn, giá rẻ và linh hoạt cùng nhiều lợi ích khác
  • Họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu.
  • Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng,…
  • Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng).
  • Tiêu chuẩn về xuất xứ và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung chứng nhận CO
Nội dung chứng nhận CO

Các mẫu chứng nhận CO phổ biến

  • CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan.
  • CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước và không được hưởng ưu đãi. 
  • CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan.
  • CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan. 
  • CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan.
  • CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi.
  • CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi. 

Hiểu đúng về chứng nhận CQ

Tiếp theo của chứng nhận CO CQ chính là CQ. 

Chứng nhận CQ là gì? 

Chứng nhận CQ được gọi đầy đủ là Certificate of quality, là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Sản phẩm đạt chứng nhận CQ là sản phẩm đạt chuẩn, có chất lượng đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu an toàn theo quy định quốc tế. 

Chứng nhận CQ là gì? 
Chứng nhận CQ là gì? 

Vai trò của chứng nhận CQ 

  • Chứng nhận CQ là minh chứng khẳng định hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố..
  • Thông qua chứng nhận CQ, người dùng có lựa chọn về sử dụng, chọn lựa sản phẩm phù hợp. 
  • Trong nhập khẩu, chứng nhận CQ được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996. Hàng hóa được chứng nhận sẽ đạt tiêu chuẩn và chất lượng tốt như quy định của một quốc gia.

Xin cấp chứng nhận CO CQ ở đâu và cần lưu ý gì? 

Tại Việt Nam, bạn có thể xin chứng nhận này tại Bộ Công thương. Khi xin chứng nhận CO CQ của Bộ Công thương, cần lưu ý:

  • Điền đầy đủ thông tin và đóng dấu người có thẩm quyền của doanh nghiệp cần cấp phát.
  • Doanh nghiệp chỉ nhận được cấp một mẫu chứng nhận CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó, và sao lưu cho các bên liên quan.
  • Kèm theo là hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai hải quan các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. 
  • Các giấy phép liên quan như bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất. 

Bên cạnh đó, Bộ công thương cũng đã ủy quyền cấp CO, CQ cho một số cơ quan, tổ chức tại từng tỉnh thành. Cụ thể là:

  • VCCI: được phép cấp CO form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III
  • Các phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương: được cấp CO form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S
  • Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công Thương ủy quyền: cấp giấy CO form D, E, AK…

Kết luận

Khi mua hàng, quý khách cần lưu ý chứng nhận CO CQ để biết được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Hi vọng những thông tin mà Vito cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ về các loại chứng nhận này.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *